Performance Creative – Khi sáng tạo có thể quyết định hiệu suất

Share:
sang-tao-hieu-suat

Nội dung

Ngày nay, doanh nghiệp đã có rất nhiều phương thức và công cụ tân tiến để thu thập dữ liệu. Việc xây dựng một chiến lược Marketing cũng phần nào trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Thay vì dựa vào giả định chủ quan, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng đo lường và phân tích các chỉ số, từ đó tối ưu hóa chiến dịch một cách chính xác và bài bản hơn. Tuy công nghệ dữ liệu được áp dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực Marketing, nhưng có một yếu tố vô cùng tiềm năng lại đang không thực sự được đo lường sát sao như những chỉ số khác: Đó chính là “Sáng tạo”.

Theo một nghiên cứu của tổ chức thống kê toàn cầu Nielsen, yếu tố Sáng tạo – Creative có khả năng thúc đẩy doanh thu bán hàng lên tới 47% và gần như góp phần chủ đạo trong sự thành công của chiến dịch quảng cáo. Chính vì vậy, đã đến lúc phải cập nhật công nghệ đo lường và phân tích của Performance Marketing vào lĩnh vực Creative, từ đó bứt phá hơn so với đối thủ trên thị trường.

Qua bài viết này, hãy cùng PMAX tìm hiểu khái niệm Performance Creative – bí quyết giúp mọi chiến dịch quảng cáo sáng tạo trở nên hiệu quả hơn, tối ưu hơn, mà lại không quá phụ thuộc vào yếu tố cảm quan như trước đây.

Performance Creative – Sáng tạo dựa trên hiệu suất là gì?

Đây có thể coi là là một hình thức nâng cao của quá trình làm sáng tạo trong Marketing. Nói một cách dễ hiểu hơn thì, Performance Creative Marketing là khi chúng ta kết hợp công nghệ dữ liệu để đo lường – phân tích – định hướng cho việc phát triển và tối ưu hóa Creatives trong quá trình làm truyền thông. Không chỉ đơn giản là nội dung câu chữ, mà Creatives ở đây có thể bao hàm cả các yếu tố hình ảnh, videos, thông điệp truyền tải,… trong các mẫu quảng cáo thuộc chiến dịch Marketing.

Tuy trước đây đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng việc phân tích dữ liệu cho Creative, nhưng hầu hết chỉ đánh giá dựa trên hiệu suất chung và không bóc tách quá sâu vào từng thành tố sáng tạo. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp đôi khi khó đánh giá được định hướng xây dựng Creatives hiện có thực sự chính xác chưa, hay liệu có cách nào thúc đẩy hiệu suất Creatives hơn nữa không. Vì vậy, để đảm bảo mẫu quảng cáo luôn phù hợp với tiêu chí của khách hàng tiềm năng, Performance Creative chính là giải pháp lý tưởng cho mọi chiến dịch Marketing trong những năm tới đây.

Lợi ích và tầm ảnh hưởng quan trọng của Performance Creative đối với chiến dịch Marketing

Có thể nói, Performance Creative đóng vai trò như một chiếc cầu nối liên kết các ưu điểm của việc làm Performance Marketing và Creative với nhau. Thông thường, các nhãn hàng chỉ tập trung vào thực hiện một trong hai, tuy nhiên ngày nay đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công kết hợp công nghệ đo lường vào quá trình làm Creative, giúp thúc đẩy hiệu suất chiến dịch vô cùng khoa học và đúng đắn.

Tại sao nói Performance Creative là chìa khóa thành công cho chiến dịch Digital Marketing 2022? Bởi vì khi thói quen mua sắm thay đổi và người tiêu dùng cũng trở nên khắt khe hơn với việc lựa chọn thương hiệu, thì chỉ sáng tạo thôi sẽ là không đủ. Một mẫu quảng cáo dù có độc đáo đến mấy mà cuối cùng vẫn không thể thuyết phục hoặc chuyển đổi được khách hàng tiềm năng, thì cũng sẽ không giúp doanh nghiệp tăng trưởng hơn là bao.

Chính vì vậy, việc kết hợp Creatives với công nghệ phân tích dữ liệu đang dần trở nên vô cùng được ưa chuộng tại các Agency trên toàn thế giới bởi vô vàn lợi ích:

  • Khả năng theo dõi chi tiết các chỉ số hiệu suất;
  • Đảm bảo cho chiến dịch thực hiện mục tiêu đã đề ra;
  • Có khả năng tiếp cận hoặc thuyết phục được nhiều khách hàng mới hơn;
  • Giúp tối ưu hóa và mở rộng chiến dịch theo định hướng tốt hơn;.
  • Giúp lập kế hoạch chi tiêu và phân bổ ngân sách một cách hợp lý.

4 lưu ý cơ bản khi bắt đầu thực hiện Performance Creative Marketing

Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Để bắt tay vào thực hiện việc đo lường chuyên sâu cho Creatives, có những yếu tố mà doanh nghiệp cần ghi nhớ để tiến hành hiệu quả hơn.

Định vị mục tiêu (Targets)

Đầu tiên, cần phải đặt mục tiêu chiến dịch và giới hạn thời gian cần để hoàn thành mục tiêu. Mục tiêu có thể là bất cứ thứ gì, chẳng hạn như thu thập thông tin khách hàng, thuyết phục họ tương tác với bài viết hay tải một ứng dụng nào đó của doanh nghiệp,… Tóm lại, hãy lựa chọn Targets thật thông minh, không quá tầm với, có thể đo lường được và cũng cần phải phù hợp với mục tiêu chung của chiến dịch.

Nắm bắt các mô hình công nghệ dữ liệu

Có rất nhiều loại công cụ để doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phân tích dữ liệu trên nền tảng khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Google Ads: Để thuận lợi hơn cho việc chạy chiến dịch quảng cáo, Google cung cấp rất nhiều tính năng đo lường hiệu suất và cả phân tích dữ liệu;
  • Các nền tảng mạng xã hội: Cũng tương tự như Google Ads, các trang mạng xã hội như Facebook và Instagram ngày nay cũng hỗ trợ rất nhiều tiện ích theo dõi các chỉ số của bài đăng, cũng như thống kê Insights người dùng;
  • Các công cụ tối ưu SEO: Nếu doanh nghiệp sở hữu một Website bán hàng, có thể tham khảo các công cụ như Ahrefs hoặc Google Search Console để tham khảo từ khóa cũng như nắm bắt các chỉ số hiệu suất của từng trang sản phẩm;
  • Google Analytics: Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất dùng để đo lường và phân tích rất nhiều số liệu hữu ích như: Lưu lượng truy cập, hành trình người dùng, cách họ tương tác trên các đường dẫn,… vô cùng chi tiết cho trang Web.

Theo dõi liên tục quá trình thử nghiệm A/B testing

Không thể chắc chắn rằng mọi quảng cáo sáng tạo đều được tối ưu chính xác, vậy nên doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các chỉ số sau mỗi lần chỉnh sửa/ cập nhật.

Vì dù là Performance hay Creative thì cũng cần một quá trình chạy thử nghiệm để tìm ra được kết quả tốt nhất, vậy nên doanh nghiệp hãy phân tích dữ liệu trả về để biết được hướng thay đổi nào mới thực sự có tác động đến hiệu suất cuối cùng.

Ngoài ra cũng nên nhớ rằng, quá trình chạy A/B Testing không nhất thiết phải xoay quanh việc tối ưu các yếu tố Creatives, mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở rộng việc thử nghiệm trên các hình thức nội dung khác nhau (hình ảnh, videos, blogs,…), phân khúc khách hàng khác nhau (về độ tuổi, sở thích, giới tính,…). Từ đó, nhãn hàng có thể nắm bắt thói quen và cá nhân hóa các hoạt động Marketing của mình sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng.

Giải pháp Creative For Performance tối ưu dành cho doanh nghiệp

Tất nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có cách thử nghiệm để tìm ra công thức quảng cáo phù hợp với tệp khách hàng của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng các chỉ số cơ bản của mẫu quảng cáo để đánh giá Creatives thì đôi khi sẽ rất khó khăn trong việc tiếp tục mở rộng thêm những ý tưởng quảng cáo sáng tạo hơn nữa.

Chẳng hạn như khi chạy A/B testing để tìm ra được hai mẫu quảng cáo như trên, và quyết định ngay lập tức sẽ chọn đi theo định hướng của mẫu thứ nhất bởi vì chỉ số của nó tốt hơn. Thế nhưng, nếu chỉ chăm chăm vào việc bắt chước mẫu quảng cáo kia, quá trình sáng tạo ắt hẳn sẽ dần đi vào lối mòn do không thể nào giải đáp được câu hỏi: Thành phần nào đằng sau mẫu quảng cáo đó đã giúp nó có được hiệu suất cao hơn?

Vậy nên, vấn đề chúng ta cần tìm ra ở đây không phải là mẫu quảng cáo nào thể hiện tốt hơn, mà là yếu tố nào trong mẫu quảng cáo đã góp phần đem lại hiệu suất tốt hơn. Và Creative For Performance ra đời.

Giải pháp này bóc tách đa chiều các lớp nội dung, giúp doanh nghiệp tìm ra chính xác thành phần Creative mang giá trị quyết định đến chất lượng cuối cùng của một mẫu quảng cáo. Từ đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt trong lòng bàn tay những ý tưởng sáng tạo mà chắc chắn, sẽ đem lại hiệu suất cao cho toàn chiến dịch.

Tìm hiểu thêm