Phát triển nội dung và lựa chọn kênh Media để phân bổ nội dung là phần công việc không thể thiếu trong kế hoạch phát triển thương hiệu. Để khuếch trương tiềm năng của nội dung thương hiệu trong một chiến dịch digital marketing, marketers cần phải hiểu các kênh Media khác nhau, bao gồm:
- Paid Media – Truyền thông trả phí
- Owned Media – Truyền thông sở hữu
- Earned Media – Truyền thông lan truyền
Paid Media – Truyền thông trả phí
Paid Media là kênh truyền thông mà thương hiệu cần chi trả một khoản tiền để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình. Các hoạt động quảng bá bao gồm: quảng cáo mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok, v.v…), quảng cáo trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (Google, Youtube, v.v…), quảng cáo tài trợ, v.v…
Do các tùy chọn nhắm mục tiêu nâng cao, nội dung trên các kênh marketing trả phí là một cách tiếp cận đối tượng mục tiêu mong muốn. Phương tiện truyền thông trả phí có thể tạo nên hiệu quả tức thời cùng khả năng kiểm soát tốt hơn so với các kênh còn lại. Với vị trí quảng cáo được đảm bảo, thương hiệu có thể tiếp cận được thị trường mục tiêu ngay lập tức. Điều này cho phép các nhà tiếp thị kiểm soát thời gian, địa điểm và cách thức truyền tải thông điệp.
Owned Media – Truyền thông sở hữu
Owned Media – kênh truyền thông do chính thương hiệu sở hữu, không yêu cầu chi phí để đăng tải nội dung. Kênh truyền thông sở hữu cho phép thương hiệu toàn quyền quyết định với nội dung muốn đăng tải, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin mà không phải tuân theo bất kỳ nguyên tắc, quy định của một bên nào. Một số ví dụ tiêu biểu của kênh truyền thông sở hữu bao gồm: Facebook page, Instagram page, website, app của thương hiệu, v.v…
Bên cạnh lợi ích toàn quyền kiểm soát nội dung và định hướng thương hiệu, độ hiệu quả của kênh truyền thông sở hữu sẽ phụ thuộc phần lớn vào năng lực của thương hiệu. Nếu thương hiệu chưa được nhiều người biết đến, phần lớn các nội dung đăng tải sẽ nhận về những con số thành tích khá khiêm tốn.
Earned Media – Truyền thông lan truyền
Earned Media là những kênh thúc đẩy khách hàng thảo luận, phản hồi về thương hiệu và sản phẩm của họ một cách tự nhiên. Mạng xã hội cùng các hội nhóm thảo luận có khả năng tương tác, trao đổi thông tin là những kênh tiêu biểu cho Earned Media.
Vì những nội dung này được phát triển bởi chính khách hàng, độ tin cậy của các nội dung này sẽ cao hơn hẳn so với Paid hay Owned Media. Tuy nhiên, khi những bài viết với thông điệp, nội dung tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu và làm thay đổi nhận định của khách hàng hiện tại lẫn khách tiềm năng của họ. Vì vậy, kiểm soát nội dung trên kênh Earned Media là một vấn đề khá phổ biến của nhiều thương hiệu hiện nay.
Kết luận
Việc hiểu rõ 3 kênh Media này sẽ giúp các marketers quản lý chiến dịch digital marketing hiệu quả hơn. Khi được triển khai cùng nhau, mô hình Paid – Owned – Earned Media có thể tạo nên những thành tích ấn tượng như:
- Paid Media quảng cáo cho nội dung đăng tải trên kênh Owned – Earned Media: Cách tiếp cận này giúp khách hàng khám phá thêm các kênh truyền thông thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Nhờ vậy, khách hàng sẽ tìm ra những bài viết, đánh giá về sản phẩm thông qua trải nghiệm thực tế của người dùng.
- Kết hợp Paid và Owned Media giúp nhiều người dùng biết đến sản phẩm, từ đó đẩy mạnh Earned Media.
- Owned Media phát triển, thu thập nội dung từ phản hồi của khách hàng thông Earned Media.
Có thể thấy, bắt đầu phát triển chiến lược Marketing bằng cách xem xét từng loại kênh Paid – Owned – Earned Media sẽ giúp marketers tạo nên những hiệu quả đáng kể cho chiến dịch và tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp.