5 sai lầm khi triển khai quảng cáo Google Search

Share:
5-sai-lam-khi-trien-khai-quang-cao-google-search

Nội dung

Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo, trang đích chính là nơi gây ấn tượng đầu tiên với người xem. Quảng cáo với trang đích hấp dẫn từ hình thức đến nội dung sẽ tạo nên ấn tượng đầu tốt với người dùng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công tạo ấn tượng đầu khi triển khai quảng cáo Google tìm kiếm.

Vì vậy, qua nội dung dưới đây, PMAX sẽ điểm mặt chỉ tên những sai lầm phổ biến khi thực hiện quảng cáo Google tìm kiếm, nhằm giúp các chủ doanh nghiệp/marketers có thể thuận tiện hơn khi thiết lập các chiến dịch quảng cáo Google.

Bật tính năng Display Network

Tính năng display network luôn được bật mặc định. Đây sẽ là vị trí đốt rất nhiều ngân sách và đem lại tỷ lệ chuyển đổi thấp, nếu có chuyển đổi thì rất dễ bị dính fraud.

Nguyên nhân là vì:

  • Vị trí hiển thị quảng cáo: các trang hiển thị có thể tiêu tốn số lượng tiền lớn và việc kiểm soát các network chưa được Google thực hiện tốt nên dễ diễn ra tình trạng conversion ảo.
  • Định dạng quảng cáo: thuần text nên rất xấu

Ngoại lệ: Marketer có thể sử dụng với từ khóa thương hiệu nếu muốn mở rộng phạm vi quảng cáo (scale); tuy nhiên, cần kiểm soát tình trạng đơn ảo bằng enhance conversion hoặc captcha hoặc OTP.

Không sử dụng từ khóa phủ định

Khi mua các từ khóa theo đối sánh rộng (broad match) hoặc đối sánh cụm (phrase match) thì ngoại trừ từ khóa mua sẽ gặp các search term khác. Điều này dẫn tới 2 tình huống:

  • Search term ảnh hưởng tới brand safety: thường mang nghĩa tiêu cực như: thương hiệu lừa đảo, sản phẩm giả,…
  • Tỷ lệ chuyển đổi thấp: do mua phải các search term không có như cầu. Ví dụ như:
    • Tổng đài – thường sẽ cần chăm sóc khách hàng, bảo hành hơn là mua,
    • Kappa – thương hiệu quần áo nhưng có thể tìm kiếm liên quan các game hoặc hình tượng kappa trong văn hóa nhật bản.

Dùng chung trang đích (landing page) cho mọi từ khóa

Mỗi từ khóa người dùng tìm kiếm thường kết nối sâu sắc với insight. Sử dụng chung sẽ giảm trải nghiệm người dùng khi đã vào website.

Ví dụ: Người dùng muốn mua sản phẩm nhưng kết quả landing page dẫn người dùng đến thông tin khuyến mãi. Cách làm hợp lý nhất là khi người dùng tìm kiếm thương hiệu A/sản phẩm B, trang đích chỉ chứa sản phẩm của thương hiệu A/sản phẩm B.

Hoặc 1 ví dụ khác phức tạp hơn: cùng tuyển sinh cho trường quốc tế. Người dùng tìm kiếm học phí của các trường. Lúc này, insight của phụ huynh là sự cân nhắc về chi phí. Vậy nội dung chính của trang đích sẽ là: so sánh học phí các trường và lợi ích nhận được, hoặc các gói học phí từ thấp tới cao với những giá trị nhận được.

Hoặc khi phụ huynh tìm kiếm tên trường học. Lúc này, phụ huynh đã biết về ngôi trường này ở đâu đó và cần được tư vấn. Vậy nội dung chính của trang đích sẽ là: tập trung vào form đăng ký tư vấn và các thông tin trigger phụ huynh ra quyết định nhanh hơn.

Cấu trúc chiến dịch theo từ khóa không có chủ đích

Bộ cấu trúc chiến dịch quen thuộc sẽ là dựa trên nhóm từ khóa (brand, product, generic, competitor) thành 4 chiến dịch, mỗi ad group (hay còn gọi là nhóm quảng cáo – tập hợp các từ khóa, quảng cáo và giá thầu của mỗi chiến dịch). bao gồm nhiều từ khóa khác nhau. Lúc này, marketers cần hiểu quy tắc hoạt động:

  • Chiến dịch quản lý ngân sách và chiến lược đặt giá bidding.
  • Nhóm từ khóa quản lý giá bid & ad text hiển thị.

Vì vậy có thể tạo rule đơn giản:

  • Các từ khóa dùng chung ad text sẽ đưa vào một ad group.
  • Các ad group có cùng bộ ngân sách thì để chung 1 chiến dịch.

Không tận dụng đủ Extension

Bên cạnh khiến quảng cáo trở nên lung linh, sinh động hơn trong mắt người xem, extension còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng để chiếm diện tích hiển thị. Tính năng này sẽ góp phần đẩy đối thủ cạnh tranh nằm ngoài tầm mắt có thể đọc của khách hàng mục tiêu. Các loại extension phổ biến:

Trên đây là những sai lầm phổ biến khi triển khai quảng cáo Google tìm kiếm. Việc hiểu rõ nguyên nhân tạo nên những sai lầm và tìm cách khắc phục trên đây sẽ góp phần chủ doanh nghiệp/marketers khởi chạy những chiến dịch quảng cáo Google thành công và tạo ấn tượng tốt với người dùng, từ đấy góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Tìm hiểu thêm