Marketing cá nhân hóa là phương pháp thực hiện chiến lược và lên nội dung tiếp thị dựa trên thông tin thu thập được từ hành vi và đặc điểm của khách hàng. Thông qua Marketing cá nhân hóa, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả.
Lợi ích của Marketing cá nhân hóa
Marketing cá nhân hóa mang đến nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một số lợi ích của phương pháp Marketing cá nhân hóa có thể kể đến như:
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Khách hàng có thể nhận được những thông điệp liên quan đến mục tiêu, sở thích và tính cách của mình. Từ đó giúp cho tỷ lệ phản hồi, tỷ lệ chuyển đổi và mức độ yêu thích của khách hàng với thương hiệu sẽ gia tăng đáng kể;
- Thúc đẩy doanh thu: Với việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, Marketing cá nhân hóa giúp cho doanh nghiệp gia tăng tỷ suất hoàn vốn (ROI), từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh số. Đồng thời, với công nghệ và công cụ phù hợp, doanh nghiệp có thể xác định các kênh Media mà khách hàng thường tương tác; từ đó, thông tin này sẽ giúp bộ phận Marketing hoạch định chiến lược đa kênh hiệu quả để thúc đẩy doanh thu;
- Tăng mức độ trung thành với thương hiệu: Thay vì tương tác với thông điệp Marketing tự động hóa không cảm xúc, Marketing cá nhân hóa giúp người tiêu dùng cảm nhận được bản thân đang kết nối trực tiếp với doanh nghiệp. Từ đó, giúp gia tăng lòng trung thành với thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng;
- Tạo sự nhất quán trên các kênh: Bằng cách cá nhân hóa nội dung và thông điệp tiếp thị trên mọi nền tảng, thương hiệu có thể tạo được sự nhất quán về nội dung trên các nền tảng khác nhau, như website, ứng dụng, quảng cáo trên mạng xã hội,…
Xu hướng và chiến lược Marketing cá nhân hóa
Email cá nhân hóa
Khách hàng thường có xu hướng mở các Email cá nhân hóa, tỷ lệ này cao hơn 29% so với những email thông thường. Đồng thời, những Email cá nhân hóa cũng đem lại hiệu quả thúc đẩy giao dịch cao gấp 6 lần.
Các nhà cung cấp dịch vụ Email marketing như Mailchimp cung cấp các tính năng như gửi Email khi khách hàng hoàn thành một hành động bất kì, như mở Email, ghé thăm một trang nhất định trên Website, hoặc bỏ sản phẩm vào giỏ hàng. Với các tính năng này, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh ngắm mục tiêu và tạo những nội dung cụ thể cho từng tập khách hàng dựa theo hành trình mua hàng của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy doanh số hiệu quả.
Khuyến mãi theo hành vi khách hàng
Theo như nghiên cứu của Segment, hơn 60% người tiêu dùng nói rằng nhận được ưu đãi giảm giá trong vòng 1 giờ sau khi tương tác với thương hiệu sẽ khiến họ trung thành với nhãn hiệu hơn.
Với sự trợ giúp của các phần mềm và công nghệ quảng cáo, doanh nghiệp có thể triển khai và tự động hóa các chiến dịch ưu đãi dựa theo lịch sử tương tác của khách hàng với doanh nghiệp.
Các nền tảng quảng cáo như Facebook và Google cung cấp các tính năng giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu quảng cáo chi tiết dựa trên hành trình mua hàng của khách hàng mục tiêu, như bỏ hàng vào giỏ, đã mua hàng, hoặc đã tiêu thụ nội dung của thương hiệu,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tái ngắm mục tiêu (Retarget) những khách hàng này và chạy các quảng cáo khuyến mãi để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Quảng cáo cá nhân hóa
Với sự phát triển của Marketing cá nhân hóa, người tiêu dùng ngày càng ít tương tác với các quảng cáo hàng loạt. Cụ thể, theo khảo sát của Segment, hơn 70% người tiêu dùng chỉ tương tác với quảng cáo khi chúng được cá nhân hóa theo sở thích của họ.
Các nền tảng quảng cáo như Facebook cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu quảng cáo chi tiết dựa trên sở thích, hành vi mua sắm, khả năng chi tiêu, sự kiện trong đời,… Các tính năng này giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp quảng cáo đến tập khách hàng mục tiêu một cách chính xác.
Xu hướng Marketing cá nhân hóa với sản phẩm
Cá nhân hóa sản phẩm cũng là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Một ví dụ cho chiến lược cá nhân hóa này là Oreo khi họ xây dựng một nền tảng cho phép khách hàng tùy chọn màu kem, loại kem, hình in trên bánh,… để tạo ra những chiếc bánh Cookies độc đáo.
Với Oreo, cá nhân hóa không chỉ là dừng lại ở Data khách hàng, mà nó còn là sự kết nối thực giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Chiến lược này giúp Oreo tạo mối quan hệ sâu sắc hơn với khách hàng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển thương hiệu một cách hiệu quả.
- Chiến lược Marketing cá nhân hóa của Oreo.
Ngoài Case study về Oreo, Shutterfly cũng là một Case study thú vị về cá nhân hóa sản phẩm sử dụng công nghệ AI hiện đại. Shutterfly là một trang Web và ứng dụng cho phép người dùng tạo các bức tranh, sách ảnh, lịch bằng hình ảnh của chính họ.
- Một Case Study Marketing cá nhân hóa của Shutterfly.
Điểm thú vị của chiến lược Marketing cá nhân hóa của Shutterfly là sau khi người dùng tải xuống ứng dụng, tạo tài khoản, và cấp cho Shutterfly quyền truy cập vào thư mục hình ảnh, ứng dụng sẽ tự động nhận dạng các ảnh có khuôn mặt và đặt chúng vào sản phẩm của Shutterfly. Thông qua cách này, người dùng có thể ngay lập tức hình dung được sản phẩm hoàn thiện của Shutterfly.
Tuy nhiên, hãy rất cẩn thận khi áp dụng chiến lược cá nhân hóa của Shutterfly vì doanh nghiệp cần phải chắc chắn rằng người dùng đã đồng ý cho phép ứng dụng truy cập thông tin cá nhân để tránh những sự cố không đáng có.
Tổng kết về marketing cá nhân hóa
Marketing cá nhân hóa là chiến lược hiệu quả để doanh nghiệp kết nối với khách hàng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số. Để tối ưu hiệu suất, doanh nghiệp cần có một chiến lược cá nhân hóa đa nền tảng để đảm bảo tính nhất quán của nội dung tiếp thị và tối đa hiệu quả chuyển đổi.
Nếu doanh nghiệp đang cần sự trợ giúp trong việc tăng trưởng doanh số, hãy liên hệ PMAX ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp.