Những chiến lược phát triển thương hiệu Home Appliances & Electronics trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Phần 2)

Share:
chien-luoc-marketing-tan-cong-banner-web

Nội dung

Tiếp nối những chiến lược marketing giúp doanh nghiệp Home Appliances & Electronics phát triển trong mùa suy thoái kinh tế, nội dung trong bài viết này sẽ tập trung khai thác những giải pháp đậm chất tấn công, đặc biệt dành cho những doanh nghiệp có tiềm năng tài chính và nhân lực vững vàng trong thời điểm kinh tế biến động hiện nay.

Chiến lược tấn công cho các doanh nghiệp Home Appliances & Electronics

Sau khi tối ưu hoạt động kinh doanh và củng cố khả năng phòng thủ, doanh nghiệp có thể bước vào thời điểm vàng để khởi động chiến lược tấn công đối thủ cạnh tranh và tăng trưởng thị phần và lợi nhuận. Chiến lược tấn công này sẽ tập trung chủ yếu vào ba chủ đề chính: Thích nghi (Adaptation), mở rộng (expand) và phát triển sản phẩm mới (new launch).

Chiến lược thích nghi (Adaptation)

Mỗi đợt biến động kinh tế sẽ trực tiếp thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng. Với chiến lược tấn công, doanh nghiệp Home Appliances & Electronics cần linh hoạt nắm bắt xu hướng mới nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh riêng trên thị trường. Một số thay đổi dễ dàng nhận thấy trên thị trường ngày nay, chính là:

  • Social Commerce & Entertainment Shopping: Sự tăng trưởng nhanh chóng của các Tik Tok, YouTube, Facebook, v.v… đã góp phần thay đổi xu hướng tìm hiểu và mua sắm sản phẩm của khách hàng. Ví dụ: Khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn mua sắm hơn trước đây, thông qua những tin nhắn mua hàng, livestream, v.v…
  • Influencer, KOL & KOC: Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội đã tạo nên sự phát triển cho các kênh tiếp thị mới như Influencer, KOL & KOC. Dần dần, vai trò của các influencer, KOL & KOC ngày càng quan trọng hơn trong quá trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng.
  • AI technology: Làn sóng AI bắt đầu xâm nhập vào rất nhiều khía cạnh của cuộc sống và kể cả marketing. Việc biết tận dụng và sử dụng các công nghệ này không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp xu hướng thị trường, mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động vận hành và nâng cao hiệu quả công việc.

Chiến lược mở rộng (Expand)

Chiến lược mở rộng cho phép các thương hiệu tung ra những dòng sản phẩm mới thuộc ngành hàng mới, với giá bán hợp lý để thu hút tệp khách hàng nhạy cảm về giá.

Tại Việt Nam, Vinfast đã tung ra VF3 thuộc phân khúc xe cỡ nhỏ (mini car) đầu tiên của hãng ô tô Việt. Với kích thước nhỏ cùng mức giá tiết kiệm, phù hợp với xu hướng khách hàng đang nhạy cảm với giá hiện tại.

Những chiến lược phát triển thương hiệu Home Appliances & Electronics

Vinfast và Golden Gate tung ra dòng sản phẩm mới, dịch vụ mới trong giai đoạn suy thoái kinh tế. – Nguồn: Sưu tầm

Một ví dụ tiêu biểu khác chính là chuỗi nhà hàng Golden Gate. Mới đây, Golden Gate đã ra mắt hàng loạt menu buffet với giá chỉ từ 199.000 VND và nhấn mạnh vào yếu tố ngon nhưng vẫn tiết kiệm để thu hút tệp khách hàng nhạy cảm với giá.

Bên cạnh mở rộng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp lớn đã bắt đầu mở rộng hoạt động marketing, thậm chí mở rộng tệp khách hàng tiềm năng để tăng mức độ nhận diện thương hiệu, gián tiếp tăng doanh thu sau này. Hai ví dụ tiêu biểu cho chiến lược này có thể kể đến là: Pizza Hut và Taco Bell.

Những chiến lược phát triển thương hiệu Home Appliances & Electronics

Taco Bell và Pizza Hut phát triển hoạt động marketing trong giai đoạn suy thoái kinh tế. – Nguồn: Sưu tầm

Ngoài ra, mở rộng phân khúc giá là một chiến lược được khá nhiều doanh nghiệp lớn ưa chuộng. Để thành công trong chiến lược này, doanh nghiệp cần tối ưu chi phí và tối ưu lợi nhuận cho từng sản phẩm bán được của doanh nghiệp.

Tesla là một ví dụ điển hình cho chiến lược này trong thời kỳ kinh tế suy thoái 2022. Dự đoán trước được nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do đại dịch COVID-19, Tesla đã tinh giản quy trình sản xuất để giảm chi phí cho một chiếc xe điện. Để đạt được mục tiêu này, Tesla đã xây dựng nhà máy của riêng mình, tối ưu lại toàn bộ chuỗi cung ứng và chuẩn hóa những mẫu thiết kế xe để giảm chi phí giá thành sản phẩm. Tesla cũng dùng chính lợi thế cạnh tranh này để giảm giá bán nhằm thu hút tệp đối tượng khách hàng tiềm năng trong thời kỳ suy thoái, mở rộng phân khúc người tiêu dùng, phân khúc thị trường nhưng vẫn có lợi nhuận. Kết quả cho thấy đây là một bước đi rất thành công của Tesla trong khi đại đa số các doanh nghiệp trong cùng ngành đều bị suy giảm.

Những chiến lược phát triển thương hiệu Home Appliances & Electronics

Tesla tinh gọn quy trình sản xuất để giảm giá bán cho khách hàng. – Nguồn: Sưu tầm

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mở rộng kênh phân phối và bán hàng. Nền kinh tế suy thoái sẽ khiến người tiêu dùng hạn chế mua sắm, chi tiêu. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến kênh bán hàng. Đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp đánh vào được những kênh bán hàng độc quyền hoặc kênh bán hàng bị đối thủ chiếm lĩnh trong thời kỳ kinh tế bình ổn. Doanh nghiệp có thể cung cấp cơ hội hợp tác với giá trị tốt hơn và sản phẩm cạnh tranh hơn, sẽ dễ dàng mở rộng kênh phân phối của mình.

Phát triển sản phẩm mới (new launch)

Đẩy mạnh để tìm kiếm đại dương xanh (blue ocean market) chưa bao giờ quan trọng như bây giờ, khi nền kinh tế suy thoái. Đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong thời điểm này không những giúp doanh nghiệp đi trước đối thủ cạnh tranh, mà còn gián tiếp dẫn đầu thị trường và đảm bảo sự phát triển lâu dài sau này.

Ví dụ tiêu biểu cho chiến lược này chính là Amazon. Trong mùa suy thoái 2007 – 2008, Amazon đã đầu tư nguồn lực vào R&D và cho ra mắt máy đọc sách Kindle. Đây được xem là một bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp sách và tạo nên thay đổi lớn trong thói quen đọc sách của rất nhiều người. Kindle đã mở ra một thị trường mới, đầy tiềm năng và đã giúp Amazon tăng trưởng 28% bất chấp thời kỳ suy thoái 2007 – 2008 khiến nhiều doanh nghiệp phá sản.

Những chiến lược phát triển thương hiệu Home Appliances & Electronics

Amazon cho ra đời máy đọc sách Kindle trong giai đoạn suy thoái kinh tế 2007 – 2008. – Nguồn: Sưu tầm

Kết luận: Doanh nghiệp Home Appliances & Electronics có thể làm gì trong thời kỳ suy thoái kinh tế?

Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp cần xây dựng hàng rào phòng thủ với các chiến lược như: Tối ưu chi phí, tập trung vào giá trị sản phẩm và tập trung vào khách hàng hiện tại. Sau khi ổn định với nguồn lực sẵn có, doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược tấn công, bao gồm: Thích nghi (Adaptation), mở rộng (expand) và phát triển sản phẩm mới (new launch).

Thời kỳ bất ổn của nền kinh tế cũng chính là thời điểm vàng để có thể tái cấu trúc lại vị thế của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có lựa chọn chiến lược khác nhau, phụ thuộc vào nguồn lực và tiềm lực sẵn sàng, cùng mức độ quản lý rủi ro của doanh nghiệp. Vì vậy, dù chọn chiến lược nào, doanh nghiệp đều cần hiểu rõ tiềm lực nội tại trước khi ra quyết định.

Tìm hiểu thêm