SEM là gì? Chiến dịch SEM hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

Share:
sem-la-gi-chien-luoc-sem-hieu-qua-nhat

Nội dung

Chiến dịch SEM hay Search engine marketing (tạm dịch: tiếp thị qua công cụ tìm kiếm) là một trong những cách hiệu quả nhất để quảng cáo sản phẩm trên không gian số. Những người dùng trên các công cụ tìm kiếm thường đã có sẵn nhu cầu và thứ họ cần là một giải pháp giúp họ giải quyết những nhu cầu ấy. Chính vì thế, sự hiện diện của doanh nghiệp ở đúng nơi và đúng thời điểm khi họ cần là yếu tố quan trọng.

Vì Google là công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới hiện nay nên bài viết này sẽ tập trung phân tích cách doanh nghiệp có thể tận dụng chiến dịch SEM trên Google một cách hiệu quả.

SEM (Search Engine Marketing) được định nghĩa như thế nào?

SEM là hành động tiếp thị trên công cụ tìm kiếm sử dụng dịch vụ quảng cáo trả phí của bên cung cấp như Google hoặc Bing.

Một ví dụ về hoạt động SEM.

Nhà quảng cáo bắt đầu lựa chọn và đặt giá thầu trên các từ khóa họ muốn quảng cáo. Khi người dùng tìm kiếm từ khóa, Google giúp doanh nghiệp xuất hiện dưới dạng kết quả cho truy vấn tìm kiếm đó.

Sự khác biệt giữa SEM và SEO?

Qua định nghĩa có thể thấy được SEM (Search Engine Marketing) liên quan đến hệ thống quảng cáo có trả phí. Nơi mà các doanh nghiệp trả tiền cho Google, Bing,… để hiển thị quảng cáo trong kết quả tìm kiếm.

Còn đối với SEO, doanh nghiệp không phải trả phí. Thay vào đó nội dung sẽ tự động xếp hạng trên kết quả tìm kiếm dựa theo chất lượng và nhiều yếu tố khác.

Những loại chiến dịch SEM chính

Đối với chiến dịch SEM trên Google, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều loại khác nhau để quảng cáo sản phẩm. Những loại chiến dịch SEM chính bao gồm:

  • Search Campaign: Đây là loại quảng cáo văn bản truyền thống được hiển thị trên trang kết quả của Google khi người dùng nhập một từ khóa bất kỳ;
  • Display Campaign: Đây là loại quảng cáo dạng hình ảnh được hiển thị trên các trang Web khác nhau trong mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo;
Một ví dụ về quảng cáo dạng hình ảnh hiển thị trên các Website.
  • Shopping Campaign: Đối với Thương mại điện tử, dạng quảng cáo này sẽ giúp khách hàng thấy được giá cả, nhãn hiệu và đánh giá của sản phẩm một cách nhanh chóng;
Shopping Campaign sẽ giúp khách hàng thấy được giá cả, nhãn hiệu và đánh giá sản phẩm.
  • Video Campaign: Vì Youtube là một phần trong hệ sinh thái của Google nên doanh nghiệp cũng có thể quảng cáo trên Youtube dưới dạng Video;
Video là một trong những định dạng quảng cáo mà doanh nghiệp cần cân nhắc.
  • App Campaign: Nếu muốn tăng lượt tải App thì dạng quảng cáo dạng này sẽ giúp đạt được mục tiêu ấy.
Quảng cáo App sẽ giúp đạt được mục tiêu tăng lượt tải.

Những loại thuật ngữ chính trong SEM

  • Impressions (Số lần hiển thị): Chỉ số này chobiết tổng số lần mà quảng cáo hiển thị trên màn hình của người dùng;
  • Click-through rate (CTR – tỷ lệ nhấp chuột): Tỷ lệ nhấp chuột, tính bằng số lần nhấp chuột chia cho số lần hiển thị. Tỷ lệ nhấp chuột thấp báo hiệu rằng quảng cáo chưa đủ thu hút để người dùng ghé thăm Website;
  • Keywords (Từ khóa): Đây là các từ hoặc cụm từ được chọn để quảng cáo xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khóa ấy;
  • Negative keywords (Từ khóa phủ định): Từ khóa mà doanh nghiệp không muốn quảng cáo hiển thị khi người dùng tìm kiếm;
  • Ad Rank (Xếp hạng quảng cáo): Ad Rank là giá trị được sử dụng để quyết định vị trí của quảng cáo trên trang tìm kiếm. Ad Rank càng cao thì vị trí trên trang tìm kiếm càng cao. Chỉ số này được tính dựa trên nhiều yếu tố như:
    • Giá thầu tối đa (số tiền tối đa mà doanh nghiệp sẵn sàng trả để người dùng nhấp vào quảng cáo);
    • Ad quality score (điểm chất lượng của quảng cáo);
    • Tính cạnh tranh của từ khóa;
    • Người tìm kiếm từ khóa (địa điểm, thiết bị, thời điểm tìm kiếm,…).
  • Ad quality Score (Điểm chất lượng): Điểm chất lượng của quảng cáo, được tính dựa trên những yếu tố như:
    • Tỷ lệ nhấp chuột;
    • Mức độ liên quan của các từ khóa với các nhóm quảng cáo mà chúng xuất hiện trong đó;
    • Mức độ liên quan và chất lượng của trang đích (hãy đảm bảo rằng trang đích có liên quan đến quảng cáo và đem lại trải nghiệm tốt cho người dùng);
    • Mức độ liên quan của văn bản quảng cáo (quảng cáo của bạn có liên quan đến từ khóa tìm kiếm vừa được thực hiện?).

Cách vận hành của một phiên đấu giá quảng cáo trong chiến lược SEM

Đối với quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (SEM), nhà quảng cáo có ngân sách lớn chưa chắc dành được vị trí cáo nhất trên công cụ tìm kiếm. Mặc dù ngân sách lớn là một lợi thế, tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thứ hạng quảng cáo. Mọi quảng cáo thường phải trải qua quá trình đánh giá liên tục của Google để cập nhật thứ hạng. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào?

Cách một phiên đấu giá bắt đầu

Quá trình đấu giá quảng cáo diễn ra mỗi khi ai đó nhập một từ khóa tìm kiếm trên Google. Các nhà quảng cáo sẽ phải lựa chọn và đặt giá thầu trên từ khóa mà họ muốn quảng cáo xuất hiện. Nếu từ khóa lựa chọn trùng với từ khóa mà người dùng tìm kiếm, Google sẽ lựa chọn quảng cáo của doanh nghiệp để tham gia phiên đấu giá.

Làm thế nào để một quảng cáo chiến thắng phiên đấu giá?

Vì số lượng chỗ trống trên kết quả tìm kiếm có hạn, chỉ một số lượng nhỏ các quảng cáo có thể xuất hiện trên một kết quả tìm kiếm. Như đã đề cập, Google sẽ đánh giá nhiều tiêu chí như giá thầu, điểm chất lượng, tính cạnh tranh của từ khóa, và người tìm kiếm từ khóa để xác định quảng cáo chiến thắng. Các tiêu chí này được tính toán và thể hiện dưới dạng Ad Rank (xếp hạng quảng cáo).

Cấu trúc của một chiến dịch SEM

Cấu trúc của một chiến dịch SEM bao gồm 5 yếu tố chính:

Cấu trúc của một chiến dịch SEM.
Nguồn: WordStream.

Giả sử như doanh nghiệp bán trang sức và trang sức đó có thể được sử dụng cho 2 mục đích khác nhau: Đám cưới và quà tặng.

Chiến dịch (Campaign): Trang sức đám cưới. Tại đây bạn có thể chia chiến dịch thành 2 nhóm quảng cáo khác nhau (Ad group). Nhóm quảng cáo 1 nhắm vào “đám cưới” và nhóm quảng cáo 2 nhắm vào “quà tặng”.

  • Nhóm quảng cáo 1: Đám cưới. Doanh nghiệp có thể lựa chọn những từ khóa (Keywords) như “Trang sức đám cưới” và tạo quảng cáo (Ad) cho từ khóa này;
  • Nhóm quảng cáo 2: Quà tặng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn những từ khóa như “Quà tặng trang sức” và tạo quảng cáo (Ad) cho từ khóa này.

Doanh nghiệp có thể tạo nhiều hơn 1 quảng cáo cho mỗi từ khóa để Google có thể tự động thử nghiệm. Sau khi có đủ dữ liệu, Google sẽ tự động phân bổ ngân sách dựa vào hiệu suất của mỗi quảng cáo và chiến dịch để cho ra kết quả tốt nhất.

Nghiên cứu khối lượng tìm kiếm và độ cạnh tranh của từ khóa

Quảng cáo không thể xuất hiện thường xuyên nếu người dùng không tìm kiếm từ khóa đó đủ nhiều. Chính vì thế, khối lượng tìm kiếm chính là cách nhận biết từ khóa phổ biến mà người dùng thường sử dụng.

Tuy nhiên, những từ khóa phổ biến thường sẽ cực kỳ cạnh tranh. Từ khóa càng cạnh tranh thì giá thầu cần bỏ ra sẽ càng cao.

Hoạt động nghiên cứu từ khóa.

Như hình bên trên, từ khóa “SEM” có khối lượng tìm kiếm cao nhất mỗi tháng (1K – 10K). Giá thầu trung bình cho từ khóa này là từ $1.02 – $7.82.

Mục tiêu của những nhà quảng cáo là săn tìm những từ khóa có khối lượng tìm kiếm cao nhưng mức độ cạnh tranh lại thấp. Điều đó là vô cùng khó khăn với một công cụ tìm kiếm nổi tiếng như Google. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu từ khóa của các công cụ tìm kiếm khác như Bing, hay Cốc Cốc. Sau đó so sánh chúng với Google để xem liệu đâu là nơi tối ưu nhất để quảng cáo.

Về công cụ, có thể sử dụng Google Keywords planner để nghiên cứu từ khóa (giá thầu trung bình, khối lượng tìm kiếm, và độ cạnh tranh) hoặc Google Trends để biết thêm về từ khóa đang hot hiện nay.

Sử dụng Google Keywords planner để nghiên cứu từ khóa.

Nếu doanh nghiệp đang cần sự hỗ trợ trong việc tăng trưởng doanh số với các chiến dịch SEM, liên hệ PMAX ngay tại đây để được tư vấn miễn phí.

Tìm hiểu thêm