Các hình thức quảng cáo phổ biến trên Social Commerce

Share:
cac-hinh-thuc-quang-cao-pho-bien-tren-social-commerce-banner-web

Nội dung

Social Commerce là giải pháp kết hợp mạng xã hội và thương mại điện tử để thúc đẩy bán hàng trực tuyến. Đây là một hình thức kinh doanh mới mà các doanh nghiệp sử dụng để tận dụng sức mạnh của mạng xã hội và tương tác xã hội nhằm xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng cường tương tác và chuyển đổi khách hàng bất cứ khi nào họ có nhu cầu. 

Social Commerce đã và đang trở thành một kênh tiếp thị mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của hàng triệu người dùng mỗi ngày. Đây là nơi mà các thương hiệu tìm kiếm, kết nối và tương tác với khách hàng tiềm năng của mình. Để hiểu rõ hơn về sức mạnh của Social Commerce, hãy cùng khám phá những hình thức quảng cáo phổ biến nhất trên nền tảng này.

Các hình thức quảng cáo phổ biến

Hiện nay, có 3 hình thức quảng cáo phổ biến trên Social Commerce là: Messaging (Quảng cáo qua tin nhắn), Livestream (phát sóng trực tiếp) và Marketplace (tạm dịch: chợ ảo, có thể được hiểu là product listing).

Một số hình thức quảng cáo trên Social Commerce. – Nguồn: PMAX

Messaging (Tin nhắn)

Click to Message ads

Social Commerce

Ví dụ cho loại quảng cáo Click to message ads. – Nguồn: Sưu tầm

Đây là hình thức quảng cáo bắt đầu bằng từ việc hiển thị quảng cáo về nội dung sản phẩm, bán hàng hoặc khuyến mãi trên đa nền tảng; sau đó khuyến khích người dùng tương tác với nhà bán hàng, và dẫn đến hoạt động chốt đơn trên tin nhắn. Hiện nay có một số nhà cung cấp quảng cáo tin nhắn phổ biến như:

  • Click to Message ads – Meta;
  • Click to Message – TikTok (bản Beta tại thị trường Việt Nam);
  • Instagram Image Ads – Meta; v.v…

Cần lưu ý rằng quy trình mua hàng trên các hình thức này yêu cầu sự tương tác liên tục và tích cực giữa người dùng và nhà bán hàng. Vì vậy, ngoài việc sử dụng quảng cáo để thu hút người dùng, chúng ta cần phải phát triển kịch bản chăm sóc khách hàng trong nhiều ngữ cảnh, chuẩn bị câu hỏi trả lời tự động, v.v…

2 mục tiêu tối ưu chính trong Quảng cáo ra Tin Nhắn/ Hội thoại là:

  • Tối ưu số lượng tin nhắn: Hình thức này sẽ mang lại nhiều tin nhắn,nhưng cần kiểm soát tỷ lệ tin nhắn ảo để không lãng phí chi phí marketing của doanh nghiệp;
  • Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi: Hình thức này sẽ tạo nên các cuộc hội thoại với chất lượng tốt hơn, dù chi phí cho một tin nhắn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nhà quảng cáo cần kết nối với các hệ thống quản lý bán hàng trên social. 

Sponsor Message ads (Quảng cáo bằng tin nhắn trả phí)

Ví dụ cho loại quảng cáo Sponsor Message ads. – Nguồn: Sưu tầm

Hình thức quảng cáo này sẽ gửi tin nhắn đến những người đã từng nhắn tin với fanpage trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là hình thức re-marketing khá hiệu quả với chi phí thấp, thường được dùng để tiếp cận lại khách hàng quan tâm thành chuyển đổi mua hàng hoặc upsell hoặc cross-sell. 

Nhược điểm của hình thức này là cần có chiến lược promotion và kịch bản cụ thể cho từng nhóm khách hàng cũng như tần suất gửi tin nhắn phù hợp để tránh bị khách hàng report spam và block doanh nghiệp .

Click To Subscribe (Quảng cáo kêu gọi lượt theo dõi)

Social Commerce

Ví dụ cho loại quảng cáo Click to subscribe. – Nguồn: Sưu tầm

Đây là một hình thức khá mới và là sự kết hợp của 2 hình thức click to message và sponsor message đã đề cập ở trên nhưng có một số ưu điểm hơn. Hình thức này vẫn hiển thị quảng cáo trên đa nền tảng của Meta sau đó điều hướng người dùng về Messenger app. 

Điểm khác biệt của Click to Subscribe so với Click to Message đó là người dùng sẽ được yêu cầu đồng ý nhận thông báo từ thương hiệu. Nếu họ đồng ý thì nhà bán hàng có thể gửi tin nhắn cho họ như sponsor message nhưng tin nhắn lúc này là miễn phí. Hình thức này khá tương tự với notification push của website hay app nhưng lúc này sẽ là tin nhắn. Để khuyến khích người dùng nhấn đăng ký nhận các thông tin từ thương hiệu, nội dung quảng cáo phải thật sự hấp dẫn và mang lại giá trị cho người dùng.

Engagement to Message (Quảng cáo kêu gọi tương tác với fanpage)

Social Commerce

Ví dụ cho loại quảng cáo Engagement to message. – Nguồn: Sưu tầm

*Note: Tận dụng cài đặt Call To Action –  “Send Message” khi đăng tải bài viết giúp tăng tương tác vừa có thêm nguồn truy cập Message

Hình thức này là sự kết hợp của cả tăng độ nhận diện thương hiệu và hỗ trợ để thu tin nhắn do có thể nhắn tin cho những người đã từng bình luận. Ý tưởng chính của hình thức này là lấy từ livestream, thông qua bình luận để nhà bán hàng inbox bán hàng và chốt đơn. Đặc biệt, nó có thể hỗ trợ cả branding cho post cho các hình thức quảng cáo khác rất hiệu quả, do các lượt tương tác sẽ khiến cho bài post nhìn uy tín hơn. Tuy nhiên cách làm này vẫn có nhược điểm là mục tiêu tối ưu là tương tác bao gồm cả reaction, view 3s nên việc tối ưu xuống comment sẽ khá khó, vì vậy luật khi sử dụng hình thức này là không được dùng video vì nó sẽ khiến hệ thống tối ưu 95% tương tác là view 3s – 1 chỉ số không có ý nghĩa gì với thương hiệu. Tuy nhiên, 1 điểm đáng chú ý là dễ đụng tới người dùng ảo, do lượng bot đông đảo từ các bên seeding và thường các page lớn sẽ dính bot auto nhiều nhất. Nên có các biện pháp hạn chế: quét từ ngữ nhạy cảm, ẩn bình luận, v.v… Hình thức này thường xuyên được kết hợp sử dụng cho khuyến mãi hấp dẫn kích thích tương tác khách hàng trên bài post tăng độ tin tưởng, khả năng nhắn tin khách hàng mới khi lướt qua quảng cáo.

Livestream

Liveshopping – TikTok Ads

Social Commerce

Ví dụ cho loại quảng cáo cho các phiên livestream trên TikTok. – Nguồn: Sưu tầm

Liveshopping Ads là hình thức quảng cáo dùng các video đang trong phiên live để phân phối quảng cáo với mục tiêu tiếp cận thêm nhiều người mới có thể xem live chứ không chỉ những khách hàng hiện tại của kênh. Điểm khó khăn nhất là sự kết hợp giữa quảng cáo và người live, vì live sẽ có kịch bản, giai đoạn chốt sale tìm thêm người mới thì phí tiền, hoặc lúc giới thiệu sản phẩm, bán hàng lại không đủ mắt, cần phối hợp giữa quảng cáo và người live rất chặt chẽ. Nếu phát hiện tỷ lệ giữ chân không tốt thì phải có back-up hoặc sale luôn tắt quảng cáo để tránh không hiệu quả. Điểm yếu thứ 2 là ngân sách sẽ đẩy nhanh đi và theo đợt nên cần có chiến lược thử nghiệm rõ ràng và kịch bản ứng phó nhanh khi nội dung hiệu quả bán hàng tốt, có thể linh động lặp lại kịch bản theo từng đợt của quảng cáo. Đây là hình thức chạy quảng cáo nâng cao nhất trong tất cả các hình thức.

Video view – Meta ads

Social Commerce

Minh họa cho video view trên Facebook. – Nguồn: Sưu tầm

Tương tự 90% với TikTok Liveshopping nhưng tính đặc thù bán hàng hơi khó khăn do có tính đề phòng và người dùng không được well-educated như TikTok. Ngoài ra có một sản phẩm mới từ Meta là livestream nhưng mục tiêu là click to message, vừa mở phễu, vừa tối ưu nhắm tới nhóm có tỷ lệ mua hàng cao.

Marketplace

Shopping Ads

Social Commerce

Minh họa cho Shopping ads trên TikTok Marketplace

Đây là hình thức quảng cáo khá tương đồng với các định dạng quảng cáo dùng thu hút lượt truy cập vào website hoặc sàn thương mại điện tử. Quảng cáo này sẽ dùng các video để với mục đích dẫn lượt truy cập để bán sản phẩm. Điểm đặc trưng của hình thức quảng cáo này là video cần phù hợp với nền tảng , nghĩa là chúng cần lồng ghép thêm yếu tố giải trí, nên sử dụng KOC review, v.v…

Kết luận

Social Commerce không chỉ mở ra cánh cửa cho việc mua sắm trực tuyến, mà còn cung cấp một sân chơi đa dạng cho việc tiếp thị và quảng cáo. Các hình thức quảng cáo phổ biến mà chúng ta đã khám phá chứng minh rằng, trong một thế giới số hóa, khả năng sáng tạo và đổi mới là chìa khóa để tiếp tục thu hút và duy trì sự chú ý từ khách hàng. 

Doanh nghiệp nên tận dụng lợi thế từ những phương thức này để tối ưu hóa sự hiện diện của mình trên Social Commerce và tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của người tiêu dùng. Vì vậy, để tạo dựng ấn tượng mạnh mẽ đầy khác biệt trên thị trường và thành công thu hút người tiêu dùng, đừng bỏ lỡ ebook của PMAX về Social Commerce ngay tại đây.

XU HƯỚNG SOCIAL COMMERCE

Tìm hiểu thêm