Chiến lược để khác biệt trên Social Commerce cho doanh nghiệp

Share:
chien-luoc-de-khac-biet-tren-social-commerce-banner-web

Nội dung

Trong thế giới số hóa ngày càng phát triển của chúng ta, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mọi người với nhau mà còn là một trường chơi lớn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thị phần. 

Đặc biệt, khi Social Commerce trở nên phổ biến, việc tạo ra một dấu ấn độc đáo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để thực sự nổi bật trong một biển các thương hiệu cạnh tranh, việc xác định và áp dụng một chiến lược hiệu quả là không thể tránh khỏi. Vậy đâu là chiến lược phù hợp với doanh nghiệp? Công thức chung của chiến lược này là gì?

Cùng theo dõi nội dung dưới đây để tìm câu trả lời.

Chiến lược để khác biệt trên Social Commerce

Social Commerce

Tổng quan chiến lược để khác biệt trên Social Commerce – Nguồn: PMAX

Xây dựng nền tảng

Từ việc chọn nền tảng phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu, nhiều doanh nghiệp không chú ý đến việc xây dựng nội dung trên nền tảng đó mà chỉ chú trọng vào việc chạy bán hàng: 

  • Xây dựng nội dung cho kênh của bạn theo phễu marketing, các content pillar/angle sẽ cần đi theo phễu nhằm giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn
  • Sự kết hợp giữa nội dung trên kênh sẽ giúp đỡ việc bán hàng rất tốt. Khi livestream hoặc chạy quảng cáo, người dùng có thể vào kênh để tìm hiểu thêm thêm thông tin, từ đó việc xây dựng niềm tin sẽ dễ dàng và lâu dài hơn.

Kết nối đa kênh

Social Commerce vẫn cần kết hợp với các kênh bán hàng khác, với mục tiêu từng kênh có vai trò riêng và mang lại sự hỗ trợ các kênh nhằm mang về doanh thu tổng. 

Áp dụng quy tắc theo phễu marketing và chọn kênh và hình thức phù hợp. Một số doanh nghiệp dùng livestream là kênh để bán hàng, chốt đơn. Nhưng có doanh nghiệp dùng kênh này để tạo nhận diện và truyền tải thông tin cho người dùng, từ đó họ sẽ nhắn tin lại để được tư vấn kỹ hơn.

Doanh nghiệp cần có kế hoạch và vai trò các kênh rõ ràng từ commercial, creative, v.v… để người dùng có trải nghiệm tốt trên các nền tảng.

Kế hoạch sản phẩm phù hợp

Mỗi nền tảng tương ứng với hành vi khác nhau, lựa chọn sản phẩm rất quan trọng trong việc bán hàng, tương tự trong việc chọn hình thức bán hàng. Giả sử sản phẩm giá trị cao thì việc chuyển đổi trực tiếp ngay livestream sẽ khó hơn, thông qua livestream, influencer video thì người dùng hiểu về sản phẩm hơn. Sau đó họ sẽ nhắn tin fanpage và tư vấn nhiều hơn, lúc này dịch vụ và chăm sóc khách hàng sẽ giúp chuyển đổi đơn hàng.

Bạn có thể dùng livestream để bán sản phẩm giá trị thấp hơn, các sản phẩm phễu. Sau đó dùng quảng cáo video để tiếp cận với sản phẩm giá trị cao hơn. Đặc biệt với hành vi hiện tai, chiến lược sản phẩm trên livestream thường có giá ưu đãi hơn so với hình thức khác vì tính chất “ưu đãi có hạn trên livestream”.

Tối ưu E2E từ bán hàng đến quản lý dữ liệu

Quản lý bán hàng và thu thập thông tin khách hàng là việc quan trọng để tối ưu chi phí marketing. Tận dụng dữ liệu từ người mua và biến dữ liệu đó thành dữ liệu tái tận dụng. Bạn có thể dùng Zalo OA để thu hút khách hàng đăng ký thành viên, từ đó dùng dữ liệu này tiếp cận lại. Từ đó bạn có thể tối ưu chi phí marketing hơn bằng việc tăng tỷ lệ tái mua.

Phân tích dữ liệu và điều chỉnh chiến lược phù hợp

Trong quá trình thực thi theo như chiến lược đã đề ra, với sự thay đổi nhanh chóng của các nền tảng, của hành vi người dùng, chắc chắn là các doanh nghiệp luôn phải liên tục thay đổi, cải tiến dựa trên tình hình thực tế để có thể đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Và trong quá trình đó thì việc sử dụng dữ liệu phân tích dữ liệu để đưa ra các thay đổi cần thiết là cực kỳ quan trọng. 

Bên dưới là 1 framework mà PMAX sử dụng cho khách hàng trong việc phân tích dữ liệu để đánh giá và đưa ra các kế hoạch hành động.

Social Commerce

Một vài usecase thường gặp sẽ là việc tối ưu trải nghiệm khách hàng và việc tối ưu ở các chiến dịch quảng cáo. – Nguồn: PMAX

Với việc tối ưu trải nghiệm khách hàng thì doanh nghiệp có thể đi sâu vào từng hạng mục sau:

  • Lên luồng kịch bản để mở đầu cho hành trình tư vấn khách hàng
  • Cá nhân hoá kịch bản chăm sóc khách hàng
  • Theo dõi dữ liệu và tối ưu kịch bản: Việc gắn tag trên tin nhắn là một chiến lược quan trọng để tối ưu hóa kịch bản và đạt được hiệu quả cao hơn trong việc giao tiếp và tương tác với khách hàng. Bằng cách sử dụng tag một cách thông minh và chiến lược, bạn có thể cung cấp thông điệp chính xác và tùy chỉnh cho từng nhóm khách hàng, tạo sự cá nhân hóa, tăng khả năng phản hồi và đặc biệt là tối ưu luồng chat rất tốt. Các chỉ số về phễu, các tag về chăm sóc khách hàng giúp đo lường xem khách mua và không mua ở lí do gì, dừng lại ở bước nào của quá trình chăm sóc. Điều này sẽ giúp chung ta tối ưu hơn về kịch bản bán hàng, chương trình, sản phẩm khi triển khai và giúp phân bổ lại ngân sách

Đối với việc sử dụng dữ liệu để tối ưu cho các hoạt động quảng cáo sẽ được đề cập cụ thể hơn ở phần viết bên dưới.

Kết bài

Để khác biệt trong thế giới Social Commerce đầy cạnh tranh, doanh nghiệp cần không chỉ theo dõi xu hướng mà còn dám sáng tạo và đổi mới. Với một chiến lược thông minh và tập trung vào giá trị độc đáo của thương hiệu, các doanh nghiệp có thể tạo ra một vị thế vững chắc trên thị trường, thu hút và giữ chân khách hàng trong thời gian dài. 

Hãy nhớ rằng, trong thời đại số, sự khác biệt không chỉ là một lợi thế, mà còn là chìa khóa để tồn tại và phát triển. Vì vậy, để trở nên khác biệt trên thị trường và thành công thu hút người tiêu dùng, đừng bỏ lỡ ebook của PMAX về Social Commerce ngay tại đây.

XU HƯỚNG SOCIAL COMMERCE

Tìm hiểu thêm