Việc thu hút và chăm sóc khách hàng mục tiêu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, khi hành vi và thói quen trên các nền tảng digital của khách hàng ngày càng phức tạp. Trong quá trình lead generation (tạo khách hàng tiềm năng), mỗi lead không chỉ đại diện cho một khách hàng tiềm năng mà còn là bước đệm cho sự phát triển kinh doanh.
Vậy làm thế nào để tăng cường thu hút leads? Có những hình thức thu thập leads nào hiệu quả trên nền tảng digital? Cùng PMAX tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.
Lead generation là gì?
Lead generation – giải pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng – có thể hiểu đơn giản là quá trình tìm kiếm, tiếp cận, thu hút và thu thập thông tin từ khách hàng tiềm năng để chăm sóc và tạo cơ hội chốt đơn hàng. Lead generation liên quan đến việc thu thập thông tin liên quan đến khách hàng tiềm năng, bao gồm: tên, địa chỉ email, số điện thoại, hay bất kỳ thông tin nào có giá trị khác, từ đó doanh nghiệp có cơ hội tương tác và tạo mối quan hệ tin cậy nhằm chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.
Thông thường, Lead Generation sẽ xuất hiện ở giai đoạn giữa phễu – giai đoạn cân nhắc – khi khách hàng đang nảy sinh nhu cầu và bắt đầu tìm kiếm thông tin, so sánh, đánh giá để ra quyết định chuyển đổi. Đây sẽ là thời điểm mà doanh nghiệp cần tham gia vào quá trình này, thu thập thông tin và tiến hành tư vấn, hỗ trợ cung cấp các nội dung cần thiết và thúc đẩy chuyển đổi.
Những hình thức để thu thập lead trên nền tảng digital
Với sự phát triển của mạng xã hội hiện đại, marketers hoàn toàn có rất nhiều phương tiện để tiếp cận khách hàng và thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng. Cùng điểm qua 1 vài kênh với mục đích thu thập thông tin khách hàng tiềm năng đang phổ biến hiện nay trên digital:
Sử dụng biểu mẫu (form) trên chính các trang mạng xã hội (Facebook form, TikTok form, LinkedIn form)
Với sự phát triển của các loại hình “on-site” – xu hướng người dùng tương tác, đăng ký, chốt đơn ngay chính trên nền tảng họ đang sử dụng chứ không cần chuyển qua nền tảng nào khác – các doanh nghiệp có thể trực tiếp thu thập các biểu mẫu trên chính các mạng xã hội để tiếp cận và thu thập thông tin khách hàng tiềm năng. Nổi tiếng và lâu đời nhất chính là Facebook Lead form, theo sau đó là Tiktok Lead form và Linkedin và cả Zalo Lead form, v.v… được thiết kế đi kèm với các quảng cáo. Dạng biểu mẫu này có thể được thiết kế với đầy đủ các trường thông tin cần thiết từ tên, số điện thoại, địa chỉ, nghề nghiệp, v.v… thậm chí có thể tự động điền các thông tin được lưu sẵn của khách hàng (tuy nhiên cách này sẽ dễ dẫn đến sai lệch thông tin hay thông tin rác, kém chất lượng hơn các form tự điền thủ công). Hình thức này từng là cách hữu hiệu và phổ biến nhất của mảng Lead Generation trong một vài năm trước. Nhưng khi khách hàng đòi hỏi sự tương tác nhanh, gọn và sự gia tăng của các lead ảo khiến các thương hiệu chọn phương án gửi tin nhắn (message) thay cho định dạng này.
Sử dụng Chat và Tin nhắn Trực tuyến (Mess)
Một trong những hình thức phổ biến khác là thông qua các ứng dụng Chat và tin nhắn trực tuyến. Với sự phổ biến của các ứng dụng như Facebook Messenger, WhatsApp, Zalo, Live Chat trên website và các ứng dụng Chatbot, doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng và thu thập thông tin từ họ. Bằng cách cung cấp hỗ trợ trực tuyến, tư vấn sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin như tên, địa chỉ email, số điện thoại để tiếp tục quá trình tương tác hoặc gửi thông tin chi tiết.
Sử dụng biểu mẫu trên website (Website form)
Loại hình lâu đời nhất chính là sử dụng biểu mẫu trên website. Loại hình này có thể là biểu mẫu đăng ký, biểu mẫu liên hệ, biểu mẫu đặt hàng hoặc bất kỳ biểu mẫu nào khác liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc tư vấn của doanh nghiệp. Bằng cách yêu cầu khách hàng điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin như tên, email, số điện thoại, địa chỉ và các thông tin khác từ khách hàng tiềm năng. Đồng thời, việc sử dụng các công cụ như Google Analytics để theo dõi và phân tích hành vi của người dùng trên website cũng giúp nắm bắt thông tin về khách hàng một cách chi tiết.
Sử dụng trang đích (Landing Page)
Landing Page là một trang web đặc biệt được thiết kế để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế bằng cách yêu cầu họ cung cấp thông tin liên hệ. Trang đích thường chứa thông tin và lời mời hấp dẫn về sản phẩm, dịch vụ hoặc ưu đãi đặc biệt. Bằng cách sử dụng các biểu mẫu hoặc nút gọi hành động (call-to-action), doanh nghiệp có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để tải về tài liệu, nhận ưu đãi, đăng ký sự kiện hoặc liên hệ để biết thêm thông tin. Qua đó, doanh nghiệp thu thập thông tin khách hàng và tiếp tục quá trình tương tác để tạo cơ hội chốt đơn hàng.
Việc chọn lọc hình thức thu thập lead cũng là một bài toán đầu tư cần cân nhắc tính phù hợp của doanh nghiệp vì mỗi định dạng thu thập đều cần có sự đầu tư chỉn chu không chỉ là về nội dung mà còn cả về trải nghiệm, hình thức (UX/UI của website, biểu mẫu, đoạn hội thoại để tiếp cận, v.v…) đảm bảo việc thu thập thông tin luôn mang mục đích cung cấp thêm giá trị tốt nhất trên hành trình chuyển đổi của khách hàng.
Những loại content dùng để thu thập lead trên nền tảng digital
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua một vài loại content thu thập leads mà PMAX đã ứng dụng và đạt được một số thành công bước đầu khi thu hút và duy trì kết nối với các khách hàng tiềm năng.
Ebook
Ebook là một loại content phổ biến được sử dụng để thu hút và duy trì kết nối với khách hàng tiềm năng, đồng thời giúp thương hiệu thể hiện chuyên môn kinh nghiệm của mình. Để hoàn thành 1 bộ ebook thường tốn khá nhiều thời gian và nguồn lực nhân sự, tuy nhiên, hiệu quả và phạm vi ứng dụng mang lại vô cùng đa dạng khi một bộ ebook có thời gian sử dụng từ 6 – 12 tháng. Nghĩa là trong thời gian này, thương hiệu có thể thu được nguồn leads thụ động quan tâm đến ebook, đồng thời thương hiệu có thể dùng ebook này để chủ động tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
Một vài ebook đã được phát hành – Nguồn: PMAX
Webinar (Hội thảo trực tuyến)
Webinar là một định dạng nội dung hữu ích để thu hút và tiếp cận gần hơn đến những khách hàng quan tâm đến chuyên môn và giải pháp/sản phẩm của thương hiệu. Để tham gia webinar, người tham gia cần đăng ký thông qua các biểu mẫu đăng ký với thông tin cá nhân như: họ tên, email, v.v… Tương tự với ebook, webinar cho phép thương hiệu thể hiện chiều sâu chuyên môn và kinh nghiệm của mình đến các khách hàng tiềm năng. Đồng thời nguồn leads thu thập được sẽ được sử dụng trong các hoạt động duy trì kết nối với khách hàng sau này.
Một vài webinar đã được tổ chức – Nguồn: PMAX
Whitepaper
Whitepaper đã được phát hành – Nguồn: PMAX
Nếu ebook là kiểu nội dung thể hiện chuyên môn sâu của thương hiệu với thiết kế riêng ấn tượng, Whitepaper (Sách trắng) là những báo cáo mang đậm tính nghiên cứu, học thuật. Whitepaper thường được sử dụng cho mục đích marketing giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Whitepaper được cấu trúc để trình bày một vấn đề, sau đó đưa ra giải pháp cho vấn đề đó. Người đọc quan tâm đến whitepaper vì tài liệu này được xây dựng dựa trên căn cứ xác thực, chi tiết và gồm nhiều nguồn thông tin.
Kết luận
Sau cùng, việc hiểu rõ và ứng dụng hiệu quả các hình thức Lead Generation trong Digital Marketing là chìa khóa giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm và ưu điểm riêng biệt, phù hợp với từng mục tiêu và ngành nghề kinh doanh cụ thể. Để tối ưu hóa chiến dịch và đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp cần phải kết hợp linh hoạt, thử nghiệm và đánh giá liên tục để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho mình. Nếu thương hiệu muốn tìm ra phương pháp tối ưu Lead Generation trong thời điểm hiện tại, phối hợp với sự phát triển của tin nhắn (message) trong quá trình tiếp cận khách hàng, đừng bỏ qua ebook “Lead Generation: Làm sao để tối ưu cả chất lượng và số lượng lead?” được biên soạn bởi chuyên gia từ PMAX.