FE CREDIT X PMAX: Đo Lường & Tối Ưu Sáng Tạo – Bí Quyết Để X2 Hiệu Suất Chiến Dịch Marketing!

Share:
fe-credit-x-pmax-do-luong-toi-uu-sang-tao-bi-quyet-de-x2-hieu-suat-chien-dich-marketing-2

Nội dung

FE CREDIT là một trong những doanh nghiệp Tài chính tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam. Với lịch sử gần 11 năm hoạt động, hiện nay thương hiệu đã sở hữu hệ thống mạng lưới vô cùng lớn gồm hơn 21.000 điểm bán hàng trải dài trên khắp đất nước. Sau quá trình triển khai giải pháp sáng tạo Creative For Performance cho chiến dịch Mobile Marketing của nhãn hàng, lưu lượng và giá trị giao dịch thông qua ứng dụng điện thoại đã tăng lần lượt là 230% và 184% so với ban đầu. Đồng thời, các chỉ số khác thuộc mục tiêu chiến dịch cũng đã được PMAX tối ưu vô cùng hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc cho sự mở rộng và phát triển của sản phẩm trong giai đoạn sau này. 

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về cách mà PMAX đã áp dụng Creative For Performance – giải pháp “Cúp Vàng” MMA Smarties 2021 – giúp nhãn hàng FE CREDIT đạt mục tiêu chiến dịch tiếp thị điện thoại nhé!

Thấu hiểu thị trường & định vị cách tiếp cận hiệu quả

Bối cảnh thời đại 

Trong những năm gần đây, chúng ta có thể chứng kiến được sự chuyển mình vô cùng mạnh mẽ của thị trường Thương mại Điện tử tại Việt Nam. Dưới sức ép của đại dịch COVID-19, hàng ngàn doanh nghiệp đã buộc phải thay đổi phương thức kinh doanh sang trực tuyến không chỉ để thích nghi với thời thế, mà còn để bắt kịp với hành vi mua sắm đã thay đổi của khách hàng. 

Xác định nguồn lực 

Giữa bối cảnh mà người người mua sắm qua ứng dụng, nhà nhà mua hàng trên điện thoại, FE CREDIT đã cho ra mắt ứng dụng FEMA vào năm 2019, với mục đích đem đến cho khách hàng một hình thức sử dụng dịch vụ tối ưu và tiện lợi hơn trong thời đại chuyển đổi số. Sau một khoảng thời gian hoạt động nhất định, FEMA đã trở thành một trong những nền tảng chủ chốt giúp FE CREDIT tạo ra doanh thu, duy trì khách hàng và bán chéo các sản phẩm cho người tiêu dùng. 

Vậy thì, một doanh nghiệp với nguồn lực và vị thế “khủng” như vậy sẽ đòi hỏi dịch vụ gì cho chiến lược Mobile Marketing của mình? 

Với cương vị là một Doanh nghiệp Tài chính tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam, mục tiêu tiếp thị của FE CREDIT không chỉ dừng lại ở việc thu hút Khách hàng mới mà còn là tối đa hóa Giá trị vòng đời của khách hàng (CLV) khi sử dụng dịch vụ. Và FEMA – với tiềm năng phát triển vô cùng lớn – chính là phương tiện hoàn hảo để nhãn hàng có thể thực hiện được cú “bứt phá” ngoạn mục trong công cuộc chinh phục chiến lược của mình.

Bám sát xu hướng thị trường

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ đầu năm 2020, hành vi của người tiêu dùng đã có những sự thay đổi nhất định so với trước đây. Không còn quá “mặn mà” với việc sử dụng tiền mặt, khách hàng lúc này lại ưa chuộng các hình thức thanh toán điện tử bởi vì tính tiện lợi và an toàn của nó.

Theo một nghiên cứu của VISA vào năm 2021, một trong những hình thức E-payment phổ biến – là thanh toán bằng mã QR – đã gia tăng hơn 55% về tỷ lệ sử dụng so với những năm trước đó. Nhanh chóng nắm bắt xu hướng này, PMAX cùng FE CREDIT đã hoạch định một chiến dịch quảng cáo, với nền tảng là sử dụng phương thức thanh toán bằng mã QR, để thu hút thêm lưu lượng sử dụng Thẻ tín dụng thông qua ứng dụng điện thoại FEMA.

Mục tiêu chiến dịch

Nhìn chung, với mục tiêu chủ chốt là thu hút lượt giao dịch cũng như tối đa hóa giá trị CLV, chúng tôi đã đề ra 3 nhiệm vụ chính cần hoàn thành như sau: 

#1: Thu hút người dùng cài đặt ứng dụng FEMA.

#2: Tăng số lượng giao dịch thông qua ứng dụng FEMA.

#3: Nâng cao giá trị cho mỗi lượt giao dịch được thực hiện trên FEMA.

Bằng việc thực hiện từng mục tiêu phía trên, PMAX có thể giúp FE CREDIT đạt được KPI chiến dịch của mình. Hãy cùng đi sâu hơn vào công cuộc triển khai này nhé.

Chiến lược tiếp cận truyền thông: Đúng kênh – Đúng đối tượng!

Sau quá trình nghiên cứu kỹ càng về thị trường lẫn đối thủ, FE CREDIT cùng với PMAX đã thống nhất rằng Facebook sẽ là kênh phù hợp nhất để làm “đòn bẩy” cho việc tiếp cận lại với các nhóm khách hàng tiềm năng, cụ thể ở đây chính là những người đang sở hữu Thẻ tín dụng FE CREDIT. 

Để dễ dàng hơn cho việc lên chiến lược quảng cáo sáng tạo, chúng ta sẽ tiến hành chia các đối tượng mục tiêu thành hai nhóm như sau:

#Nhóm 1: Những người đã sở hữu Thẻ tín dụng FEC nhưng chưa cài đặt ứng dụng. Đối với nhóm này, cần phải tìm cách thuyết phục họ tải ứng dụng FE CREDIT Mobile trước, sau đó mời họ trải nghiệm hình thức thanh toán bằng mã QR.

#Nhóm 2: Những người đã cài đặt ứng dụng FE CREDIT Mobile. Lúc này, cần phải thúc đẩy họ sử dụng hình thức thanh toán bằng mã QR nhiều hơn trong các giao dịch hàng ngày.

Hoạch định rủi ro và thách thức

Tuy đã xác định được các nhóm đối tượng cũng như mục tiêu tiếp cận cụ thể cho từng tệp, vẫn còn đâu đó một vài điểm bất lợi mà chúng tôi có thể dự đoán trước. 

Thực tế, chính bởi vì các tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là hoàn toàn cố định và mang số lượng giới hạn, vậy nên, nếu sử dụng các phương pháp tiếp cận thông thường có thể dẫn đến việc:

  • Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost – CAC) sẽ có khả năng bị đội lên khá cao.
  • Bên cạnh đó, sẽ rất khó khăn để doanh nghiệp có thể phát triển thêm các hình thức tiếp cận và đẩy mạnh hiệu suất chiến dịch.

Nhận biết rõ những thách thức tiềm ẩn, chúng tôi đã quyết định rằng: Để đảm bảo cho sự thành công của chiến dịch này, yếu tố tiên quyết chính là một chiến lược nội dung thật TỐI ƯU, trong đó bao gồm các thông điệp và hình ảnh được thiết kế sao cho thật phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. 

Từ những mẫu nội dung tối ưu này, chúng ta mới có thể dễ dàng thu hút và thuyết phục khách hàng sử dụng FEMA nhiều hơn.

Và, giải pháp sáng tạo toàn diện mà đội ngũ PMAX đã nghiên cứu và đem đến cho nhãn hàng FE CREDIT trong chiến dịch này, chính là CREATIVE FOR PERFORMANCE (CFP)

Giải pháp tối ưu Sáng Tạo bằng Dữ Liệu từ PMAX: Creative For Performance!

Về cơ bản, cách thức hoạt động của Creative for Performance chính là đo lường dựa trên cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên điểm đặc biệt của giải pháp này chính là khả năng phân tích và đánh giá CHI TIẾT từng-yếu-tố-thành-phần trong một mẫu nội dung sáng tạo (bao gồm cả nội dung và hình ảnh), theo cách vô cùng khoa học và hợp lý.

Để có thể hình dung phương pháp này rõ hơn, hãy cùng xem qua ví dụ sau đây:

Việc phân tích sản phẩm sáng tạo thường chỉ ở “bề nổi”

Việc phân tích sản phẩm sáng tạo thường chỉ ở “bề nổi”

Có 2 mẫu banner quảng cáo A và B, với các chỉ số hiệu suất như sau: 

  • Mẫu quảng cáo A: Số lượt cài đặt = 273, Tỷ lệ cài đặt = 57,51%
  • Mẫu quảng cáo B: Số lượt cài đặt = 66, Tỷ lệ cài đặt = 37,88%

Ở đây, chúng ta có thể thấy rõ là Mẫu A đang thể hiện tốt hơn hẳn Mẫu B. Tuy nhiên, bạn có biết TẠI SAO Mẫu A lại tốt hơn Mẫu B không? 

Đúng vậy, hầu hết chúng ta chỉ dừng lại tại giai đoạn này mỗi khi đánh giá các sản phẩm sáng tạo, chính vì vậy ta sẽ không bao giờ có thể biết được chính xác yếu tố nào đã “giúp” Mẫu A có được kết quả hiệu suất cao hơn.

Quay lại vấn đề trước đó, chúng ta đều đã biết rằng một mẫu nội dung sáng tạo sẽ được cấu thành từ nhiều yếu tố tiên quyết: Thông điệp chủ đạo, cách triển khai nội dung, văn phong, giọng điệu, tiêu đề, hình ảnh truyền tải, v.v… Và tất cả những yếu tố này đều có thể được ĐO LƯỜNG thông qua CFP. 

Giải pháp phân tích và đo lường từng thành phần trong mẫu nội dung

Giải pháp phân tích và đo lường từng thành phần trong mẫu nội dung

Bằng việc triển khai giải pháp này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá chính xác được sự tác động của từng yếu tố trong một mẫu quảng cáo, từ đó nắm rõ được thành phần nào đang phát huy hiệu quả, và đề xuất ra các phương hướng tối ưu nhằm đem lại những kết quả tốt hơn nữa.

Triển khai Creative For Performance: Không chỉ là “A/B Testing”

Vì mục tiêu của chiến dịch là tối đa hóa Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) trên ứng dụng điện thoại, nên 100% ngân sách của chiến dịch sẽ dành cho việc sản xuất các mẫu quảng cáo phù hợp với thiết bị điện thoại di động. 

Về loại hình quảng cáo, PMAX đã kết hợp cả hai loại định dạng: Hình Ảnh Đơn (Single Image) và Hình Ảnh Chuỗi (Carousel) để tối đa hoá hiệu quả tiếp cận. Bên cạnh đó, dựa trên dữ liệu đã thu thập, chúng tôi thiết kế hơn 20 mẫu nội dung/ hình ảnh sáng tạo có khả năng tương thích nhất với tệp khách hàng mục tiêu. 

Dùng CFP để khai triển thêm các ý tưởng sáng tạo hiệu quả cao

Dùng CFP để khai triển thêm các ý tưởng sáng tạo hiệu quả cao

Lúc này, ta có thể tiến hành triển khai Creative for Performance theo quy trình như sau:

  • Bước #1: Dựa vào lịch sử dữ liệu từ các chiến dịch trước, chúng ta có thể bóc tách ra các thành phần chủ chốt trong một mẫu quảng cáo. Sau đó, tiến hành gán giá trị/ phân loại các thành phần này để tiện theo dõi và đánh giá mức độ hiệu quả theo từng giai đoạn.
  • Bước #2: Sau khi thu thập các chỉ số hiệu suất của từng thành phần, chúng tôi sẽ xử lý dữ liệu và hệ thống hoá chúng thành một bản Báo Cáo Hiệu Suất chung.
  • Bước #3: Dựa vào bản báo cáo này, chúng tôi bắt đầu áp dụng các mô hình phân tích dữ liệu đa chiều để tìm ra những thành phần hiệu quả nhất, đồng thời đề xuất ra các phương hướng tối ưu/ kết hợp có khả năng đem lại hiệu suất cao hơn. 

Ví dụ: Sau khi nghiên cứu dữ liệu, chúng tôi phát hiện ra yếu tố “Hướng tiếp cận – Content Angle” đang trả về kết quả hiệu suất rất cao. Trong đó, hướng tiếp cận theo dạng ‘Đặt vấn đề – đưa giải pháp’ (Problem – Solution) đang thể hiện tốt hơn hẳn những hướng còn lại.

  • Bước #4: Sau khi nắm rõ “trong lòng bàn tay” các dữ liệu này, chúng tôi đã có thể đề xuất các phương hướng tối ưu chi tiết cho từng nội dung/ hình ảnh của mẫu quảng cáo, đảm bảo đem lại hiệu suất cao hơn.

Có thể nói, PMAX đã nâng tầm việc phân tích sáng tạo vượt xa so với phương pháp “A/B Testing” ban đầu. Với CFP, giờ đây chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp đánh giá đồng thời và chính xác hiệu suất của các thành phần sáng tạo khác nhau, bằng dữ liệu theo thời gian thực.

Những con số biết nói!

Hơn 50 mẫu quảng cáo sáng tạo mang HIỆU SUẤT CAO đã được tạo ra dựa trên cơ sở dữ liệu của việc triển khai Creative For Performance. Bất chấp những rủi ro về tệp khách hàng “khó nhằn”, PMAX vẫn có thể tối đa hoá hiệu quả cũng như độ hiển thị của các mẫu quảng cáo để đem lại kết quả mỹ mãn cho toàn thể chiến dịch của FE CREDIT.

Cụ thể hơn, chiến dịch đã tiếp cận thành công với hơn 70% nhóm khách hàng mục tiêu, mang lại hơn 6 triệu lần hiển thị (impressions) với tỉ lệ CTR là 0,45% và tỉ lệ cài đặt mới là ~19% (cao hơn 44% so với các giai đoạn trước đây). Tổng quan KPI của chiến dịch xét về quy mô đã vượt mức kỳ vọng với:

  • Hơn 1,3 triệu lượt mở ứng dụng trong quá trình triển khai chiến dịch.
  • Hơn 3 nghìn lượt cài đặt mới, với tỷ lệ đăng nhập vào ứng dụng cao hơn 60%, tức tăng GẤP ĐÔI so với các giai đoạn trước.

Ngoài việc đạt được các chỉ số ấn tượng như trên, CFP đã đóng góp rất lớn trong công cuộc nâng cao Giá trị vòng đời khách hàng (CLV) – vốn là mục tiêu chủ chốt của chiến dịch Mobile Marketing lần này – như sau:

  • Lưu lượng giao dịch (Transaction) thông qua ứng dụng hàng ngày tăng 230%.
  • Giá trị giao dịch hàng ngày đạt mức 184% so với thời kỳ không chạy chiến dịch.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn nhãn hàng FE CREDIT vì đã luôn đặt niềm tin vào dịch vụ của PMAX. Qua sự thành công của chiến dịch này, có thể khẳng định rằng xu hướng Performance Marketing sẽ còn phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, khi giờ đây chúng ta hoàn toàn có khả năng “đo lường” Sáng Tạo bằng Dữ Liệu! 

FE CREDIT đã lựa chọn Creative For Performance và thành công, còn bạn thì sao? Liên hệ ngay với PMAX để được tư vấn nhé!

Tìm hiểu thêm