Social commerce: Chiến lược Thương mại điện tử qua Social media

Share:
social-commerce-chien-luoc-thuong-mai-dien-tu-qua-social-media

Nội dung

Social commerce là sự kết hợp của Social media và Ecommerce. Social commerce giúp cho người dùng có thể mua sản phẩm một cách thuận tiện hơn. Đồng thời mở ra cơ hội tăng trưởng doanh số vượt bậc cho các doanh nghiệp.

Trong 20 năm qua, mạng xã hội đã không ngừng phát triển và cải tiến. Sự dịch chuyển từ nội dung văn bản sang những nội dung trực quan đã thể hiện khả năng thích ứng của nó với xu hướng thay đổi của người tiêu dùng.

Theo Vietcetera (2022), chỉ trong quý 4 năm 2021, 27% người tiêu dùng ở Việt Nam sử dụng mạng xã hội để mua hàng trực tuyến. Đồng thời theo Cekindo Việt Nam (2022), thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức phát triển nhanh nhất Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa Thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD, gấp 4,5 lần giá trị dự báo vào năm 2021.

Mạng xã hội giờ không chỉ là nơi kết nối mọi người, mà đó còn là nơi để khách hàng khám phá những sản phẩm mới và đưa ra quyết định mua hàng ngay tức thì.

Social commerce là gì?

Social commerce (tạm dịch là thương mại xã hội) là hình thức mua một sản phẩm hoặc dịch vụ trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Pinterest, hoặc Instagram.

Social commerce khác với Social media marketing (tiếp thị truyền thông xã hội) ở chỗ doanh nghiệp không phải chuyển hướng người dùng vào Website để mua hàng. Những nền tảng mạng xã hội sẽ cung cấp cho bạn các giải pháp thanh toán trực tiếp trên nền tảng của họ

Lợi ích của Social commerce?

Tiếp cận với người tiêu dùng một cách dễ dàng

Dựa theo Statista (2022), trung bình người dùng Internet ở Việt Nam dành 2,28 tiếng mỗi ngày trên mạng xã hội. Rất nhiều người dùng sử dụng mạng xã hội như một công cụ khám phá các sản phẩm, nguồn cảm hứng mới và các thương hiệu khác nhau.

Thay vì chạy quảng cáo để đem người dùng ra khỏi mạng xã hội, việc tận dụng Social commerce sẽ giúp kích thích mua sắm và thúc đẩy doanh số ngay tại nơi mà người tiêu dùng dành nhiều thời gian nhất.

Social commerce tạo trải nghiệm mua sắm tiện lợi

Mỗi bước người dùng phải đi qua để mua một sản phẩm là một cơ hội để họ thay đổi quyết định của mình. Social commerce giúp giảm thiểu các bước trong quá trình mua hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.

Tận dụng sự bùng nổ của thương mại điện tử

Như đã đề cập trước đó, thị trường Thương mại điện tử ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á vào năm 2026. Social commerce sẽ giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa kênh bán hàng và tận dụng tối đa sự bùng nổ của thương mại điện tử trong 4 năm tới.

Cách để tận dụng Social commerce

Tính năng mua sắm và thanh toán trực tiếp

Một trong những ví dụ về Social commerce là khả năng nhấp vào sản phẩm và mua sắm ngay trên mạng xã hội. Ở hai hình bên dưới, sau khi nhấp vào nút “View shop” (tạm dịch: Xem cửa hàng), người dùng có thể nhìn thấy các sản phẩm hay bộ sưu tập khác nhau mà thương hiệu đang có.

 

Bài đăng này của Nike là một ví dụ về social commerce.

Ngoài ra, Instagram có cung cấp tính năng thanh toán trực tiếp trên ứng dụng, cho phép người dùng nhấp vào sản phẩm trong bài đăng, chọn kích thước, màu sắc và tiến hành thanh toán trực tiếp.

Lần đầu tiên sử dụng tính năng thanh toán của Instagram, người dùng chỉ cần nhập tên, email, thông tin thanh toán và địa chỉ giao hàng của mình. Khi đơn đặt hàng của bạn hoàn tất, Instagram sẽ lưu thông tin để người dùng không cần nhập lại thông tin đó vào lần mua sắm tiếp theo.

Ngoài ra, người dùng sẽ nhận được thông báo về việc vận chuyển và giao hàng trực tiếp từ Instagram. Điều này giúp bạn có thể theo dõi việc mua hàng của mình mà không cần rời khỏi ứng dụng.

 

Tính năng mua sắm và thanh toán trực tiếp trên Instagram.

Social commerce – tận dụng Plugins và các ứng dụng khác để tăng trưởng

Với việc mạng xã hội ngày càng phát triển, nhiều Plugins và ứng dụng của những bên thứ ba đã được tạo ra để giúp cho doanh nghiệp có thể tăng trưởng một cách hiệu quả trên không gian số.

Cụ thể hơn, Soldsie đã phát triển một ứng dụng giúp người dùng mạng xã hội có thể mua hàng chỉ bằng một câu bình luận vào phần nhận xét của bài đăng. Sau khi bình luận, Soldsie sẽ xử lý các phần còn lại, và gửi hóa đơn qua Email cho người dùng.

Việc bình luận còn giúp cho bài đăng còn giúp gia tăng tương tác và lan truyền chúng đến nhiều người dùng khác trên mạng xã hội.

Cải thiện trải nghiệm người dùng bằng Chatbots

Một cách tận dụng Social commerce khác chính là việc dùng Chatbots để giúp người dùng tìm và mua sản phẩm một cách thuận tiện hơn. Dưới đây là cách Chatbot của LEGO giúp khách hàng của họ tìm sản phẩm phù hợp dựa trên độ tuổi và giá thành.

Cải thiện trải nghiệm người dùng bằng Chatbot của LEGO.

 

Ngoài ra doanh nghiệp có thể tạo nhiều loại Chatbots cho nhiều mục đích khác nhau như theo dõi đơn hàng, trả lời FAQ, hoặc tạo thêm khách hàng tiềm năng.

 

Chatbots được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như theo dõi đơn hàng, trả lời FAQ, hoặc tạo thêm khách hàng tiềm năng.

Cách xây dựng chiến lược Social Commerce hiệu quả

Xem xét trải nghiệm người dùng

Trước khi bạn bắt đầu xây dựng chiến lược Social commerce (Thương mại xã hội), việc đầu tiên xem xét trải nghiệm người dùng đối với sản phẩm:

  • Khách hàng có cần nghiên cứu kỹ trang Web không?
  • Họ thường đặt nhiều câu hỏi trước khi mua hàng không?
  • Họ có thường cần tư vấn chi tiết từ nhân viên bán hàng không?

Tùy vào câu trả lời, có thể xác định được liệu doanh nghiệp có phù hợp với Social commerce hay không. Nếu hành trình từ lúc xem hàng cho đến khi mua hàng diễn ra một cách nhanh chóng, thì Social commerce có thể phù hợp với doanh nghiệp.

Xem xét thị trường mục tiêu và lựa chọn mạng xã hội phù hợp

Bước tiếp theo để xây dựng chiến lược Social commerce hiệu quả là lựa chọn mạng xã hội phù hợp dựa trên thị trường mục tiêu.

Đâu là nơi mà khách hàng dành nhiều thời gian nhất? Instagram, Facebook, Zalo hay TikTok? Lựa chọn đúng mạng xã hội sẽ đảm bảo sự chính xác và tính hiệu quả của chiến lược.

Quyết định sản phẩm phù hợp

Tiếp theo, cần lựa chọn sản phẩm phù hợp để bán trên các trang mạng xã hội. Một số sản phẩm có thể hoạt động tốt với Social commerce trong khi những sản phẩm khác thì không.

Nếu sản phẩm đòi hỏi người dùng cân nhắc kỹ lưỡng và đi qua nhiều giai đoạn tư vấn khác nhau thì những sản phẩm đó sẽ không phù hợp với chiến lược Social commerce.

Sản phẩm phù hợp với Social commerce thường là những sản phẩm mà hành trình từ lúc xem hàng cho đến khi mua hàng diễn ra một cách nhanh chóng.

Tùy chỉnh cửa hàng trên mạng xã hội

Các tính năng tùy chỉnh cửa hàng của Facebook và Instagram.

Một trong những tính năng tuyệt vời của Facebook và Instagram là khả năng tùy chỉnh cửa hàng. Chức năng này giúp tạo ra trải nghiệm phù hợp với khách hàng và thương hiệu. Doanh nghiệp cũng có thể tùy chỉnh phông chữ, màu sắc và hình ảnh, đồng thời thêm các sản phẩm hiện có từ Website.

Facebook Shop cũng cho phép doanh nghiệp kết nối với các công cụ trò chuyện và nền tảng khác trong hệ sinh thái như WhatsApp, Messenger hoặc Instagram. Từ đó, doanh nghiệp có thể trả lời câu hỏi hoặc cung cấp hỗ trợ cần thiết cho khách hàng.

Nhìn chung, Social commerce đang liên tục phát triển và tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy doanh số và tận dụng tối đa sự bùng nổ của Thương mại điện tử. Social commerce cho phép thương hiệu tạo ra trải nghiệm mua sắm thoải mái và tiếp cận người tiêu dùng ở những nơi mà họ dành nhiều thời gian nhất.

Doanh nghiệp có thể tham khảo qua Ebook – Bí Quyết Tạo Dựng Marketing Plan 2022 tại đây để có một kế hoạch xây dựng chiến lược Marketing tăng trưởng hiệu quả.

Nếu doanh nghiệp bạn đang cần sự trợ giúp trong việc tăng trưởng doanh số, hãy liên hệ PMAX để được tư vấn miễn phí.

Tìm hiểu thêm