User-Generated Content (UGC): Định nghĩa, chiến lược và những sai lầm thường gặp!

Share:
user-generated-content-ugc-dinh-nghia-chien-luoc-va-nhung-sai-lam-thuong-gap

Nội dung

User-Generated Content (UGC) là gì?

User-Generated Content (UGC) là gì? “Content is king” là cụm từ thường được nhắc đến để tôn vinh tầm quan trọng của nội dung trong tiếp thị, quảng cáo, và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, với việc nội dung đang được tạo ra với tốc độ chóng mặt, chất lượng nội dung đang là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp.

Việc tạo ra một nội dung tuyệt vời một cách thường xuyên là không hề dễ dàng. May mắn thay, nội dung sáng tạo không chỉ đến từ doanh nghiệp, mà còn đến từ người dùng sản phẩm. Những loại nội dung này được gọi là User-generated content (UGC). 

Về định nghĩa, User-generated content (UGC) là nội dung nguyên bản về thương hiệu do khách hàng tạo và đăng trên mạng xã hội, website, hội nhóm hoặc các kênh khác. UGC có nhiều dạng, bao gồm hình ảnh, video, hoặc bài đánh giá,…

ví dụ về User-generated conten

Lợi ích của User-Generated Content (UGC)?

UGC giúp gia tăng độ xác thực và tin cậy của thương hiệu.

Với tốc độ số hóa nhanh chóng, người tiêu dùng đang có rất nhiều lựa chọn khác nhau cho cùng một nội dung bất kỳ. Cụ thể, có đến 4.4 triệu blog, 500 giờ videos, cùng với hàng triệu social posts được đăng mỗi ngày. Điều đó khiến cho việc có được sự chú ý của người tiêu dùng trở nên ngày càng khó khăn.

Giữa vô vàn sự lựa chọn khác nhau, những nội dung chất lượng và xác thực sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm được sự tin tưởng và chú ý của khách hàng. Và không có loại nội dung nào khác đáng tin cậy hơn User-generated content (UGC) được tạo ra bởi chính khách hàng của thương hiệu. 

Theo một cuộc khảo sát của Stackla, những nội dung do người dùng sản xuất có độ tin cậy cao hơn 2,4 lần so với nội dung do thương hiệu sản xuất. Như một phương pháp marketing truyền miệng trên không gian số, UGC sẽ giúp gia tăng độ tin cậy của sản phẩm và thương hiệu một cách hiệu quả.

Giúp gia tăng lòng trung thành với thương hiệu.

User-generated content (UGC) mang đến cho khách hàng cơ hội được là một phần của sự phát triển của thương hiệu họ yêu thích. Từ đó, user-generated content giúp gia tăng lòng trung thành và củng cố mối quan hệ của khách hàng với thương hiệu.

User-generated content giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

User-generated content (UGC) có đóng góp vô cùng lớn xuyên suốt hành trình mua hàng vì chúng giúp cho khách hàng mục tiêu xác thực chất lượng của sản phẩm. Việc lắng nghe cảm nghĩ của những khách hàng trước đó sẽ giúp người tiêu dùng tự tin hơn khi đưa ra quyết định mua hàng; từ đó, UGC giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy tăng trưởng doanh số hiệu quả.

Tiết kiệm chi phí hơn influencer marketing

Chi phí trung bình để hợp tác với một influencer thường rất cao, trong khi khuyến khích khách hàng tạo nội dung UGC thì gần như miễn phí. Chính vì thế, user-generated content là một cách tối ưu để đa dạng hóa nội dung và chiến lược marketing hỗn hợp của doanh nghiệp. Ngoài chi phí thấp, UGC còn được ghi nhận đem lại tầm ảnh hưởng tốt hơn influencer content gấp 9.8 lần.

Nếu doanh nghiệp chưa có sẵn UGC, hãy cân nhắc phát triển những chiến dịch, sự kiện hoặc cuộc thi để thúc đẩy quá trình sáng tạo nội dung. Đồng thời đừng quên tương tác với những UGC ấn tượng vì những hành động này tuy nhỏ bé nhưng sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy họ đang được quan tâm và lắng nghe.

Khả năng linh hoạt trong mục đích sử dụng.

Ngoài việc sử dụng trên mạng xã hội, User-generated content (UGC) còn có thể được sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị, giúp đóng góp vào hiệu quả tiếp thị đa kênh của doanh nghiệp. Từ email marketing, quảng cáo mạng xã hội, cho đến thiết kế website, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa UGC để gia tăng tính thuyết phục và độ tin cậy của sản phẩm.

Một trong những ví dụ điển hình là Calvin Klein khi họ đã tạo trang đích chỉ dành riêng cho UGC. Bằng cách trưng bày những hình ảnh về các khách hàng tạo dáng trong các bộ trang phục của hãng, Calvin Klein cho người mua sắm thấy được vẻ đẹp chân thực nhất của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Từ đó, UGC giúp Calvin Klein gia tăng độ tin cậy và thuyết phục những khách hàng mới sử dụng sản phẩm.

Chiến lược sử dụng User-Generated Content.

User-Generated Content emmail

Tận dụng user-generated content trong email marketing.

Như đã đề cập, doanh nghiệp có thể linh hoạt sử dụng user-generated content (UGC) trong nhiều kênh tiếp thị khác nhau, một trong số đó là email marketing. Theo dữ liệu được thu thập bởi Shopify, hơn 69% người mua sắm bỏ lại giỏ hàng mà không hoàn tất thanh toán. 

Bằng cách áp dụng UGC vào email marketing, doanh nghiệp có thể cho người tiêu dùng thấy những hình ảnh chân thực của những khách hàng trước khi sử dụng sản phẩm. Với 79% người mua hàng thừa nhận UGC có ảnh hưởng to lớn đến quyết định mua hàng của họ, chiến lược này sẽ giúp tăng tỷ lệ khách hàng quay trở lại thanh toán đơn hàng đã bỏ rơi của mình.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng UGC trong các email quảng bá những bộ sưu tập mới, hay những sản phẩm mới để giúp khách hàng hình dung được sự mới mẻ và khác biệt của sản phẩm sắp được ra mắt.

Sử dụng UGC để bổ trợ cho chiến dịch quảng cáo.

Ngoài email marketing, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc áp dụng UGC trong các chiến dịch quảng cáo của thương hiệu. Trong một thời đại mà khách hàng phải xem rất nhiều quảng cáo mỗi ngày, những UGC sẽ góp phần tăng độ tin cậy và tỷ lệ chuyển đổi của chiến dịch quảng cáo nhờ sự chân thực và đáng tin cậy của mình. Cụ thể, nghiên cứu của Junkie Media cho thấy quảng cáo có sử dụng UGC đem đến 73% phản hồi tích cực trên mạng xã hội tốt hơn so với quảng cáo truyền thống.

user-generated ads

Ứng dụng user-generated content trong social commerce.

Có thể nói, social commerce, bán hàng trực tiếp thông qua mạng xã hội, là một trong những kênh bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam. Những nền tảng mạng xã hội như TikTok (TikTok Shop), Facebook, Instagram, hay Zalo đều đã có những tính năng có phép người dùng mua sắm tiện lợi ngay trên ứng dụng của mình.

Ứng dụng như Facebook/Instagram shop còn cho phép người dùng lựa chọn mẫu mã, thanh toán và theo dõi đơn hàng ngay trên ứng dụng. Từ đó, social commerce giúp rút ngắn hành trình mua hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Đồng thời, vì user-generated content (UGC) thường được tạo ra trên các mạng xã hội nên chúng có thể được kết hợp hiệu quả với social commerce. 

 

5 sai lầm khi sử dụng User-Generated Content (UGC) mà doanh nghiệp cần lưu ý.

Sử dụng UGC mà không có sự cho phép của người sáng tạo.

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những nội dung UGC mà mình sử dụng đã nhận được sự đồng ý của khách hàng hoặc người sáng tạo nội dung. Tuy những hình ảnh hoặc video về nhãn hàng được tạo ra một cách tự nguyện, việc có được sự đồng ý của người sáng tạo sẽ giúp tránh làm tổn hại lòng tin và gây ra những hiểu lầm không đáng có.

Nếu doanh nghiệp có được UGC thông qua những cuộc thi, sự kiện hoặc chiến dịch, họ cần đảm bảo rằng những điều khoản về quyền đóng góp và sử dụng nội dung đã được thông tin với người tham gia một cách chi tiết.

Chỉ tận dụng UGC một lần duy nhất.

User-Generated Content (UGC) có thể được tái sử dụng hoặc kết hợp cho nhiều mục đích khác nhau, như review sản phẩm, hỗ trợ khách hàng, trang trí website, video marketing, ra mắt sản phẩm mới,… Việc sử dụng UGC trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa nội dung của mình. Đồng thời, doanh nghiệp có thể lựa chọn những UGC có lượt tương tác cao cho các chiến dịch quảng bá sau này.

Để cho sự tương tác với khách hàng dần phai mờ.

 

Việc tương tác với khách hàng giúp thúc đẩy sự ra đời của các user-generated content, và những UGC đấy sẽ tiếp tục thúc đẩy sự tương tác của thương hiệu với khách hàng; từ đó, tạo ra một vòng lặp tương tác-nội dung xoay đều. 

Nhiệm vụ của doanh nghiệp là khuyến khích cho vòng lặp này liên tục vận hành bằng các tương tác thường xuyên với những nội dung mà khách hàng đăng tải.

Doanh nghiệp có thể theo dõi các hashtag liên quan đến thương hiệu của mình mà người dùng thường sử dụng khi đăng tải nội dung. Hãy phản hồi, like hoặc chia sẻ những nội dung ấn tượng để khuyến khích sự sáng tạo và tương tác với khách hàng.

Những phản hồi chân thành từ doanh nghiệp sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy được lắng nghe và quan tâm, từ đó giúp củng cố thêm mối quan hệ giữa khách hàng với thương hiệu.

Chiến dịch UGC không phù hợp với hình ảnh thương hiệu.

Sự sáng tạo của user-generated content là không thể bàn cãi. Ngoài những UGC được tạo ra tự nguyện, những chiến dịch UGC sẽ giúp doanh nghiệp khuyến khích khách hàng sáng tạo thêm các UGC mới lạ và độc đáo.

Một chiến dịch UGC hiệu quả cần phải phù hợp với hình ảnh và câu chuyện của thương hiệu. Nếu chiến dịch đi lệch khỏi giá trị và tầm nhìn cốt lõi của thương hiệu, khách hàng sẽ không thể cảm nhận được sự đồng điệu và không tham gia vào chiến dịch.

Vì vậy, doanh nghiệp cần nghĩ về điều đã khiến khách hàng yêu thích và mua sản phẩm để có thể phát triển một chiến dịch đồng điệu với sở thích và niềm tin của người tiêu dùng.

Lời kết.

User-generated content (UGC) là loại nội dung tuyệt vời để doanh nghiệp tương tác với khách hàng và xây lòng tin với người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể sử dụng UGC cho nhiều mục đích khác nhau như đa dạng hóa nội dung tiếp thị, tăng tỷ lệ chuyển đội hoặc gia tăng độ tin cậy của thông điệp quảng cáo. 

Nếu doanh nghiệp của bạn cần hỗ trợ  để tăng trưởng hiệu quả, liên hệ PMAX ngay để được tư vấn chi tiết.

Tìm hiểu thêm