Social media marketing, hay tiếp thị mạng xã hội là hình thức tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng cáo sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu của mình.
Việc canh tranh cho sự chú ý của người dùng ngày càng khốc liệt đã khiến nhiều thương hiệu gặp khó khăn trong việc tạo ra những nội dung hấp dẫn cho đối tượng mục tiêu của mình. Nếu bạn đang tìm cách để xây dựng một chiến lược social media marketing hiệu quả, hay vẫn chưa nắm rõ về social media marketing, thì bài viết này là dành cho bạn.
Contents
- 1 Social media marketing là gì?
- 2 Nền tảng social media phổ biến tại Việt Nam.
- 3 Lợi ích của social media marketing?
- 4 Cách tạo dựng chiến lược social marketing hiệu quả?
- 4.1 Bước 1: Nghiên cứu chân dung khách hàng.
- 4.2 Bước 2: Xác định nền tảng mạng xã hội bạn muốn tiếp thị hoặc quảng cáo.
- 4.3 Bước 3: Các chỉ số và KPI quan trọng.
- 4.4 Bước 4: Xác định các chỉ số cần theo dõi.
- 4.5 Bước 5: Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
- 4.6 Bước 6: Tạo nội dung độc đáo và hấp dẫn.
- 4.7 Bước 7: Sắp xếp lịch trình cho các bài viết của bạn.
- 5 Cách theo dõi các chỉ số quan trọng trong social media marketing.
- 6 Tóm tắt
Social media marketing là gì?
Social media marketing là quá trình tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên các mạng xã hội. Mục tiêu của bạn là hấp dẫn người dùng ghé thăm website, tìm hiểu thêm về sản phẩm và hoàn thành những hành động ý nghĩa khác.
Với kho dữ liệu khổng lồ từ danh tính, sở thích cá nhân, cho đến hành vi mua hàng, mạng xã hội là công cụ để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách chính xác và hiệu quả.
Tùy theo mục tiêu của mỗi doanh nghiệp mà chiến lược tiếp thị sẽ khác nhau.
- Người dùng tại Việt Nam: 20 triệu người dùng mỗi ngày.
- Độ tuổi người dùng: Mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là từ 18-44 tuổi.
- Thời gian sử dụng trung bình: 2,5 giờ mỗi ngày.
- Dùng tốt nhất cho: Xây dựng độ nhận biết thương hiệu, và quảng cáo.
TikTok
- Tổng số người dùng tại Việt Nam: 10 triệu người dùng.
- Độ tuổi người dùng: Gen-z chiếm đa số.
- Dùng tốt nhất cho: Chia sẻ video sáng tạo, video ý tưởng mới, user-generated content (nội dung sáng tạo bởi người dùng), và xây dựng độ nhận biết thương hiệu.
- Tổng số người dùng tại Việt Nam: 10,26 triệu người dùng.
- Độ tuổi người dùng: Người dùng từ 13-34 tuổi chiếm đa số.
- Dùng tốt nhất cho: Chia sẻ hình ảnh và video về các ý tưởng mới, user-generated content (nội dung sáng tạo bởi người dùng), và quảng cáo.
1. Xây dựng độ nhận diện thương hiệu.
Với 73.6 triệu người dùng Việt Nam trên mạng xã hội, đây là nơi tuyệt vời để các doanh nghiệp xây dựng và nâng cao nhận thức thương hiệu. Những tương tác trên mạng xã hội như lượt like, comment và share sẽ quyết định độ lan truyền nội dung của doanh nghiệp.
2. Tạo ra khách hàng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Ngoài gia tăng khả năng nhận thức thương hiệu, các doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội để tạo thêm khách hàng tiềm năng, gia tăng doanh số và thúc đẩy các tỉ lệ chuyển đổi khác một cách miễn phí bằng cách:
- Tạo các hoạt động, sự kiện, hay cuộc thi để tương tác với người theo dõi của doanh nghiệp.
- Thêm những đường link đến trang web hoặc các ưu đãi trong phần tiểu sử của doanh nghiệp.
- Livestream để thông báo về các sản phẩm mới, hoặc cập nhật các thông tin thú vị khác về sản phẩm trong tương lai.
- Ứng dụng social commerce: Doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng bán hàng trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội (Facebook và Instagram) để giúp khách hàng mua sắm tiện lợi và gia tăng doanh số. Rất nhiều tính năng của Facebook và Instagram cho phép bạn tag sản phẩm vào hình ảnh. Khi người dùng nhấp vào, họ sẽ có thể thấy chi tiết giá cả, chất liệu, kích thước… của sản phẩm. Sau đó, khách hàng có thể dễ dàng thanh toán trực tiếp thông qua mạng xã hội.

3. Thúc đẩy và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Mạng xã hội cho phép doanh nghiệp kết nối và tương tác nhanh chóng với khách hàng. Điều này là vô cùng cần thiết để xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền vững. Cụ thể hơn, doanh nghiệp của bạn có thể tương tác với khách hàng bằng cách trả lời các bình luận của họ trên những bài đăng và cung cấp cho họ những sự hỗ trợ cần thiết.
4. Học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh.
Với nguồn thông tin mở và dễ dàng tiếp cận, mạng xã hội là nơi tuyệt vời để bạn nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh. Cho dù là chiến lược truyền thông, chiếc lược nội dung, hay những quảng cáo gần nhất, bạn đều có thể theo dõi và học hỏi từ các đối thủ của mình.
Một trong những công cụ tuyệt vời mà Facebook cung cấp đó chính là Facebook ad library. Tại đây bạn có thể tìm thấy những chiến dịch quảng cáo mà các doanh nghiệp có mặt trên Facebook đã và đang triển khai. Từ đó bạn có thể tìm thấy được những thông tin thú vị về thị trường cũng như cách mà đối thủ quảng cáo.

Mặc dù mạng xã hội đang không ngừng phát triển, những nguyên tắc cơ bản để xây dựng một chiến lược hiệu quả vẫn được giữ nguyên. Về cơ bản, việc xây dựng một chiến lược social media marketing hiệu quả sẽ bao gồm 6 bước chính:
- Bước 1: Nghiên cứu chân dung khách hàng.
- Bước 2: Xác định nền tảng mạng xã hội bạn muốn tiếp thị hoặc quảng cáo.
- Bước 3: Hiểu rõ các chỉ số và KPI quan trọng.
- Bước 4: Xác định các chỉ số cần theo dõi.
- Bước 5: Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
- Bước 6: Tạo nội dung sáng tạo, độc đáo và hấp dẫn.
- Bước 7: Sắp xếp lịch trình cho các bài viết của bạn
Bước 1: Nghiên cứu chân dung khách hàng.
Bước đầu tiên để tạo một chiến lược social media marketing hiệu quả là xác định chân dung khách hàng mục tiêu của bạn. Việc phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn nắm rõ hơn những thông tin như :
- Người mua là ai? (Tên, tuổi, giới tính, học vấn,….)
- Họ đang làm công việc gì?
- Thói quen thường ngày của họ?
- Những vấn đề mà họ đang gặp phải?
- Những mục tiêu nào thúc đẩy hành vi mua hàng của họ?
- Họ đang quan tâm đến vấn đề gì?
- Tại sao họ quyết định mua?
- Nếu mua thì họ sẽ mua tại đâu và khi nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc mua hàng của họ?
Việc xây dựng chân dung khách hàng sẽ giúp bạn xác định được nội dung phù hợp để thu hút các khách hàng mục tiêu. Bạn có thể đọc thêm chi tiết cách phác thảo chân dung khách hàng và tải ngay biểu mẫu tại đây.

Bước 2: Xác định nền tảng mạng xã hội bạn muốn tiếp thị hoặc quảng cáo.
Việc xác định được chân dung khách sẽ giúp bạn biết được đâu là mạng xã hội mà họ thường sử dụng nhất. Nếu khách hàng của bạn sử dụng đa nền tảng mạng xã hội thì bạn có thể phân bổ sự tập trung và nguồn lực dựa theo số lượng thời gian mà họ dành cho từng mạng xã hội.
Ngoài ra, mỗi mạng xã hội được tạo ra với một mục đích khác nhau, ưa chuộng loại nội dung khác nhau và có một “văn hóa” khác nhau. Chính vì thế doanh nghiệp của bạn cần phải xác định rõ cách người dùng sử dụng mỗi mạng xã hội để có thể cung cấp nội dung, giao tiếp và tương tác với họ một cách phù hợp.
Ví dụ: Những người dùng Tik Tok thường dùng nền tảng này ưa chuộng những video tạo ra bởi người dùng khác thường có độ dài từ 21-34 giây. Trong khi Instagram thường là nơi để mọi người tìm ý tưởng thông qua hình ảnh.
Bước 3: Các chỉ số và KPI quan trọng.
Bất kể chiến lược social media marketing của bạn là gì, những số liệu và KPI chính là thước đo cho sự hiệu quả của chiến dịch.
Dưới đây là những chỉ số quan trọng bạn cần phải nắm khi triển khai social media marketing:
- Reach (số người tiếp cận): Đây là chỉ số đo lường phạm vi tiếp cận của nội dung trên mạng xã hội. Chỉ số này cho bạn biết số lượng người dùng duy nhất đã xem nội dung của bạn.
- Impressions (số lần hiển thị): Chí số này cho bạn biết tổng số lần mà quảng cáo hoặc bài viết của bạn hiển thị trên màn hình của người dùng. Ví dụ nếu 1 người dùng thấy bài viết của bạn 5 lần thì Reach sẽ là 1 và Impression sẽ là 5.
- Clicks (số lần nhấp chuột): Đây là số lần mà người dùng nhấp vào nội dung hoặc các đường link mà bạn đang quảng bá. Nếu mục tiêu của bạn là chuyển hướng người dùng về trang web thì việc theo dõi số lần nhấp chuột là điều cần thiết để hiểu thêm về hiệu suất chiến dịch quảng cáo của bạn.
- Click-through rate (CTR – tỷ lệ nhấp chuột): Tỉ lệ nhấp chuột bằng số lần nhấp chuột chia cho số lần hiển thị. Tỷ lệ nhấp chuột thấp báo hiệu rằng quảng cáo của hoặc bài viết của bạn chưa đủ thu hút để họ ghé thăm trang web của bạn để tìm hiểu thêm.
- Engagement rate (mức độ tương tác): Mức độ tương tác bằng tổng chỉ số tương tác (như clicks, comments, likes) chia cho số lần hiển thị. Chỉ số này cho ta thấy mức độ cảm nhận của người dùng và mức độ sẵn sàng tương tác của họ với doanh nghiệp.
- Conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi): Chỉ số này cho bạn thấy rõ nhất về hiệu suất của quảng cáo của bạn. Ví dụ cứ mỗi 100 người ghé thăm thì sẽ có 1 người mua hàng, thì tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là 1%.
- Cost per conversion (chi phí cho mỗi chuyển đổi): Chỉ số này bằng tổng chi phí chia cho tổng số lần chuyển đổi. Chỉ số này cho bạn biết chi phí cho mỗi đơn hàng, mỗi khách hàng tiềm năng hoặc mỗi hành động ý nghĩa mà bạn tạo ra.
Bước 4: Xác định các chỉ số cần theo dõi.
Việc quyết định theo dõi chỉ số nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và loại chiến dịch doanh nghiệp của bạn mong muốn triển khai.
- Nếu doanh nghiệp của bạn mới và cần xây dựng sự nhận diện thương hiệu thì bạn cần phải quan tâm đến những chỉ số như: reach (số người tiếp cận), impressions (số lần hiển thị), và audience growth (mức độ tăng trưởng người theo dõi).
- Nếu doanh nghiệp của bạn tập trung vào xây dựng niềm tin khách hàng thì bạn cần phải quan tâm đến chỉ số như: Engagement rate (mức độ tương tác) như Likes, shares, comments.
- Nếu doanh nghiệp của bạn tập trung vào tăng trưởng doanh số, tạo khách hàng tiềm năng và thúc đẩy những hành động ý nghĩa khác trên website thì bạn cần phải quan tâm đến những chỉ số như: Click-through rate (CTR – tỷ lệ nhấp chuột), Conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi), Cost per conversion (chi phí cho mỗi chuyển đổi).
Bạn có thể tìm hiểu thêm cách phân tích dữ liệu tại đây.
Bước 5: Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
Ghé thăm các trang của đối thủ và sử dụng các công cụ miễn phí như Facebook ad library sẽ giúp bạn hiểu thêm về đối thủ cạnh tranh của mình (họ đang làm những gì? nội dung nào có nhiều lượt tương tác nhất?…) Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn lựa chọn những loại nội dung tốt nhất và tránh lặp lại những sai lầm mà đối thủ của bạn đã mắc phải.
Bước 6: Tạo nội dung độc đáo và hấp dẫn.
Giờ đây, dường như doanh nghiệp nào cũng có một tài khoản mạng xã hội vì thế không nghi ngờ gì khi người theo dõi bạn có thể cũng đã xem nội dung của đối thủ cạnh tranh hoặc của các doanh nghiệp khác trong ngành.
Sự chú ý của người dùng là loại tiền tệ đắt giá nhất. Vì vậy bạn cần phải có một nội dung sáng tạo, hấp dẫn, và nổi bật để người xem theo dõi và tương tác với thương hiệu của mình. Đây chính là lúc chân dung khách hàng một lần nữa phát huy độ hữu dụng của nó.
Việc phác thảo chân dung khách hàng giúp bạn biết chính xác thứ khách hàng thích, và dành nhiều thời gian nhất. Khi bạn biết khách hàng mục tiêu thích gì, việc tạo một nội dung cuốn hút sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bạn cũng có thể xem xét nội dung mà đối thủ cạnh tranh đang chia sẻ và lượt tương tác mà họ nhận được để nhanh chóng xác định loại nội dung mà bạn cần phải phát triển.
Bạn cũng có thể tạo ra những sự kiện hoặc cuộc thi để khuyến khích khách hàng hiện tại tạo ra các user-generated content (nội dung do người dùng tạo). Việc này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tương tác với khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng mới và có lượng nội dung đa dạng để đăng trên các kênh truyền thông.
Sau khi sáng tạo nội dung, bạn sẽ dựa vào các KPI đã lập ra để theo dõi, đo lường và tối ưu sáng tạo của mình.
Việc bắt kịp các xu hướng mới và không ngại thay đổi cũng là cách mà bạn có được sự chú ý của những khách hàng mục tiêu. Ví dụ như Tiktok là nơi mà các bạn trẻ thường hay sử dụng. Nếu như đây là một trong những khách hàng mục tiêu mà doanh doanh nghiệp bạn hướng đến thì đừng ngần ngại học hỏi và sử dụng để tiếp cận với các khách hàng mục tiêu.
Bước 7: Sắp xếp lịch trình cho các bài viết của bạn.
Một trong những cách dễ nhất để đảm bảo việc nội dung bạn được đăng tải một cách đầy đặn đó chính là sử dụng những công cụ quản lý mạng xã hội như Creator Studio. Những công cụ này cho phép bạn lên lịch các bài viết, hình ảnh và video vào những ngày sau đó. Những công cụ này còn cho bạn những thông tin chi tiết về hiệu suất của những nội dung và hành vi của người dùng ví dụ như thời gian mà người dùng online nhiều nhất.
Bạn có thể theo dõi các chỉ số cần thiết thông qua các công cụ mà mạng xã hội cung cấp như Creator Studio (cho Facebook và Instagram). Bạn cũng có thể sử dụng những công cụ như Google Analytics để theo dõi lượt truy cập vào website, thời gian người dùng ghé thăm trang web và tỉ lệ chuyển đổi.
Tóm tắt
Mạng xã hội là một nơi tuyệt vời để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và tăng trưởng doanh thu một cách hiệu quả. Để xây dựng được một chiến lược social media marketing thì việc phác thảo chân dung khách hàng là vô cùng quan trọng. Đồng thời, bạn có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để nắm bắt được xu hướng và những loại nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, việc xác định và liên tục theo dõi các chỉ số quan trọng sẽ giúp bạn nắm bắt hiệu suất của nội dung và chiến dịch mà công ty đang triển khai. Từ đó tìm cách cải thiện để đạt được mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp đã đề ra.
Nếu hứng thú, bạn có thể tải Ebook – Bí Quyết Tạo Dựng Marketing Plan 2022 tại đây để có một kế hoạch xây dựng chiến lược marketing tăng trưởng hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp bạn đang cần sự trợ giúp trong việc tăng trưởng doanh số, hãy liên hệ PMax tại đây để được tư vấn trực tiếp miễn phí.
Bạn không chắc liệu buổi tư vấn sẽ đem lại nhiều giá trị cho bạn? Tìm hiểu thêm về các case studies của PMax:
- PMax giúp Tiki tăng trưởng doanh thu 4X với CiR cải thiện vượt bậc 2.5 lần
- PMax giúp Nguyễn Kim tăng trưởng doanh số bán hàng online thông qua việc tối ưu hiệu quả quảng cáo và mở rộng đa kênh.
- PMax giúp Lock & Lock tăng trưởng doanh số trên các sàn với giải pháp E-commerce Marketing toàn diện
- Và các case studies khác…
Ngoài ra, PMAX còn có Ecommerce Marketing Ebook, tổng hợp những “lời giải” cho bài toán tăng trưởng cho ngành thương mại điện tử. Mời bạn đón đọc để cập nhật thêm những insight hữu ích, chuẩn bị cho mùa “chạy số” cuối năm nhé.