Bài viết nổi bật

Performance Marketing #9: Data Analytics – Ứng dụng như thế nào cho hiệu quả?

Một trong những đặc điểm điển hình của Performance Marketing mà các bài viết trước mình có giới thiệu, chính là data analytics, bao gồm việc hiểu rõ những chỉ số mình cần thu thập và đo lường, từ đó sử dụng các dữ liệu này như là xương sống cho mọi hoạt động và mọi quyết định trong quá trình lên kế hoạch, thực thi, tối ưu các hoạt động marketing. 

Kỹ năng phân tích dữ liệu (data analysis) nhìn chung không hề khó, tuy nhiên cũng không hề đơn giản để có thể hiểu đúng và vận dụng hiệu quả. Vậy nên, tiếp nối chuỗi bài viết về Performance Marketing trước, trong phần này chúng ta sẽ cùng đi sâu vào thế giới dữ liệu (data analytics) của Performance Marketing, cách ứng dụng dữ liệu để bóc tách được vấn đề, thậm chí là giải pháp để mang lại hiệu quả tối ưu cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Các loại dữ liệu thường gặp trong Data Analytics cho Performance Marketing.

Đối với các chiến dịch marketing đặc biệt là trên môi trường kỹ thuật số (Digital), dữ liệu bạn có thể thu thập về là rất nhiều và rất dễ dàng. Tuy nhiên lúc này, chúng ta cũng thường hay bị choáng ngợp giữa rất nhiều con số mà không biết mình phải bắt đầu từ đâu và làm gì với các nguồn dữ liệu đó.

Tải Ebook chiến lược “Performance Marketing #9 – Data Analytics” ngay tại đây!

Data Analytics Ebook Download 

Để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn, chúng ta hãy bắt đầu từ các loại dữ liệu chính mà chúng ta thường gặp khi thực hiện các chiến dịch performance marketing:

#1. Dữ Liệu Quảng Cáo (Advertising Data):

Dữ liệu quảng cáo là toàn bộ thông tin liên quan đến các chiến dịch quảng cáo, được đo lường và thu thập từ các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook, TikTok… hoặc từ những kênh thứ 3 hỗ trợ đo lường quảng cáo (3rd party tracking) như Atlas, Doubleclick,… Một số ví dụ về các chỉ số bạn thường gặp đó là: Reach, impression, click, engagement, view, lead,…

#2. Dữ Liệu Hiệu Quả Kinh Doanh (Business Data):

Business Data là tất cả dữ liệu liên quan đến việc vận hành hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dữ liệu này được đo lường bằng các hệ thống nội bộ của doanh nghiệp như CRM, OMS,… hoặc các bên thứ 3 như Google Analytics, Appsflyer, Adjust,… Một số ví dụ về các chỉ số bạn thường gặp chính là: Lượt truy cập website, đơn hàng, khách hàng tiềm năng, doanh số, khách hàng mới, ROI,… 

#3. Dữ Liệu Khách Hàng (Customer Data):

Chính là tất cả các dữ liệu liên quan đến khách hàng doanh nghiệp như: Thông tin cá nhân (tên, tuổi, số điện thoại, email…), dữ liệu mua sắm (mua bao nhiêu lần, mua gì, giá trị bao nhiêu,…) cho đến hành vi của khách hàng trên các nền tảng digital của doanh nghiệp (số lần truy cập website, xem sản phẩm gì, xem bao lâu,…).

Đó chính là 3 loại dữ liệu mà chúng ta thường nhắc đến nhất trong Performance Marketing. Tuy nhiên dù đến từ những nguồn nào hay thuộc loại hình dữ liệu nào, thì các bảng biểu về dữ liệu cũng sẽ được tạo thành bởi 2 khái khái niệm DimensionMetric. Và những công cụ phân tích quảng cáo phổ biến như Google Analytics, Meta Business, Adwords, Appsflyer, Adjust, … đều được xây dựng dựa trên khái niệm căn bản này. 

Việc nắm vững kiến thức về DimensionMetric sẽ không chỉ giúp chúng ta hiểu được dữ liệu mà có thể tự xây dựng hệ thống quản lý, phân tích dữ liệu riêng cho bản thân mình. Hãy cùng xem định nghĩa của hai khái niệm này bên dưới:

  • METRIC: Metric là chỉ số hoặc các dữ liệu dạng số dùng để thể hiện định lượng. Các dữ liệu ở dạng Metric có thể dễ dàng tính toán bằng các phép tính thông thường. Một số ví dụ về metric là: Số lượng truy cập website, doanh số, lợi nhuận, số lượng khách hàng, số đơn hàng, …
  • DIMENSION: Dimension là thuộc tính, giúp mô tả dữ liệu, hoặc nói dễ hiểu hơn là các lớp cắt. Ví dụ như: Tên, ngày tháng năm, vị trí, loại chiến dịch, giới tính,… chính là các dimension để làm các lớp cắt trong quá trình báo cáo hoặc phân tích.

Để dễ hình dung hơn về hai khái niệm Metric Dimension, hãy quan sát ví dụ dưới đây:

Data Analytics Metrics & Dimensions

Trong hình thì những kênh “Default channel grouping” chính là dimension – tức là lớp cắt theo từng loại kênh; Số lượng “User” chính là metric đang thể hiện rằng có 54,886 users đến từ kênh Organic search, 32,067 users đến từ kênh Paid search,… và tương tự.

Tóm lại, mọi bảng biểu hay dữ liệu đều phải được cấu thành từ dimensionmetric. Tùy thuộc vào người sử dụng dữ liệu muốn xem chỉ số nào, hay muốn cắt theo những lớp cắt nào mà dữ liệu sẽ được thu thập hay thể hiện ra một cách tương ứng.

Data Analytics – Quy trình phân tích dữ liệu marketing (data analysis)

Sau khi hiểu được các khái niệm và thuật ngữ trên, chúng ta sẽ cùng đến với quy trình phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về cách làm đúng và hiệu quả với vô vàn nguồn thông tin thu thập được. 

Quy trình data analytics sẽ gồm có 5 bước như sau:

#1. Xác định mục tiêu, vấn đề cần phân tích

#2. Thu thập dữ liệu.

#3. Xử lý & xác minh dữ liệu.

#4. Phân tích dữ liệu.

#5. Trực quan hóa và diễn giải kết quả.

Quy trình data analytics này được ứng dụng rất nhiều trong các trường hợp, đặc biệt là giai đoạn đưa ra báo cáo và phân tích để quyết định hành động tiếp theo cho việc tối ưu quảng cáo. Việc phân tích và đưa ra đúng insight từ dữ liệu sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức, đồng thời cũng không phải thử nghiệm quá nhiều lần mà chỉ cần tập trung vào yếu tố trọng điểm (áp dụng theo thuyết 80/20). Còn bây giờ, hãy cùng đi sâu vào từng bước trong quá trình phân tích dữ liệu nhé.

1. Xác định mục tiêu, vấn đề cần phân tích: 

Bước này cực kì quan trọng, bởi nó như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tiếp theo của chúng ta. Đầu tiên, trước khi chìm sâu vào vũ trụ data thì chúng ta cần phải xác định rõ bài toán cần giải là gì, và phải đặt ra được những câu hỏi mà chúng ta có khả năng giải đáp rõ ràng bằng dữ liệu. 

Đây cũng chính là yêu cầu của việc phân tích dữ liệu (data analytics), bởi vì yêu cầu càng rõ ràng, càng chi tiết thì việc phân tích sẽ càng cụ thể và chính xác. Việc không xác định rõ được yêu cầu sẽ khiến chúng ta đi lan man, đôi khi sẽ đi quá xa vấn đề và tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức, nguồn lực nhưng không mang lại nhiều kết quả, hay nói cách khác là đang đi ngược lại với tư duy tối ưu.

Ví dụ về việc xác định mục tiêu: Khi phân tích hiệu quả hoạt động Performance Marketing cho chiến dịch 11.11 trên sàn thương mại điện tử Lazada, cần xác định nguyên nhân, kết quả, bài học và rút ra kinh nghiệm cho chiến dịch 12.12 tiếp theo.

2. Thu thập dữ liệu: 

Sau khi xác định rõ ràng được mục tiêu cần phân tích, chúng ta sẽ phải xác định các dữ liệu cần thu thập. Trong thế giới số, có hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn loại dữ liệu khác nhau, và chúng ta không thể nào thu thập hết tất cả những dữ liệu về được. Việc này không chỉ làm cồng kềnh thêm quá trình thu thập mà còn phải tiêu tốn nhiều công sức hơn cho phần xử lý dữ liệu sau đó. 

Vì vậy, để tối ưu nhất chúng ta sẽ cần phải xác định theo trình tự sau:

  • Xác định Key Metrics: Là các chỉ số chính để xác định tính hiệu quả của chiến dịch, cả trên phương diện hiệu quả về mặt chi phí hay là hiệu quả về mặt quy mô.
  • Xác định Sub-Metrics: là các chỉ số phụ cấu thành nên chỉ số chính, các chỉ số phụ này sẽ cho chúng ta biết được nguyên nhân hay vấn đề gì đã tạo nên kết quả của các chỉ số chính.
  • Xác định các Dimension: Tiếp đến là xác định các lớp cắt dữ liệu mà chúng ta cần bóc tách để phân tích, các lớp cắt này có thể kết hợp với nhau để cùng đưa ra insight cần thiết.

Cùng theo ví dụ bên trên về nhu cầu phân tích hiệu quả performance marketing, chúng ta sẽ cần có các chỉ số và lớp cắt như sau:

  • Key metrics: Doanh số (quy mô) và ROAS (hiệu quả về chi phí quảng cáo)
  • Sub-metrics: Impression > Click > Add to card (ATC) > Đơn hàng  và CPM > CPC > Cost per ATC > CPO > ROAS
  • Dimension: chia theo các lớp cắt về tập đối tượng người dùng, kênh quảng cáo, nhóm sản phẩm, creative,… 

3. Xử lý và xác minh dữ liệu: 

  • Xử lý dữ liệu.

Tại sao cần phải xử lý dữ liệu sau khi thu thập? Nguyên nhân là do khi chúng ta thu thập dữ liệu sẽ từ nhiều nguồn khác nhau (VD: Trên hệ thống google, trên hệ thống Facebook, trên hệ thống CRM, trên hệ thống offline store, …) dẫn đến việc các dữ liệu sẽ rời rạc không thống nhất. Bên cạnh đó, định nghĩa về metrics trên các hệ thống này cũng sẽ khác nhau nên ta sẽ cần phải xác định rõ các loại metrics để xử lý phù hợp. 

Đầu tiên, cần phải đấu nối các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau lại để có được một bức tranh toàn cảnh về dữ liệu chiến dịch. Để làm được việc này bắt buộc chúng ta cần phải có ít nhất 1 trường thông tin chung trên các kênh hệ thống, để có thể dựa vào đó mà đấu nối dữ liệu. Đối với ví dụ đã đề cập phía trên, thì chúng ta sẽ sử dụng trường thông tin trong UTM để làm chiếc “cầu” đấu nối giữa các hệ thống lại với nhau.

  • Xác minh dữ liệu.

Sau khi xong phần xử lý dữ liệu, chúng ta cần phải có bước xác minh để kiểm tra lại mức độ chính xác và hợp lý của dữ liệu. Bước này thường rất hay bị bỏ qua, tuy nhiên nó lại đóng vai trò vô cùng quan trọng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin phân tích cuối cùng. Bởi chỉ cần dữ liệu không chính xác thì gần như các quyết định được đưa ra sẽ không hợp lý và mang lại hiệu quả, đôi khi còn làm tệ hơn so với tình trạng hiện tại. 

Vì vậy, để xác minh dữ liệu, chúng ta cần phải so sánh dữ liệu sau khi được xử lý với thực tế mà chúng ta có. Ví dụ như tổng doanh số ghi nhận được là 10 tỷ VND, tuy nhiên sau khi xử lý dữ liệu thì tổng doanh số chỉ có 8 tỷ VND thì chúng ta cần kiểm tra lại. Hoặc là nếu chúng ta nhận thấy chỉ số đơn hàng lớn hơn chỉ số traffic, tức là đang thể hiện sai so với phễu marketing thì cần phải kiểm soát lại xem có bị sai sót trong quá trình xử lý hay không.

4. Phân tích dữ liệu 

Đây là bước phân tích để có thể đưa ra được câu trả lời đã đặt ra ở bước đầu tiên. Nếu đã nắm rõ về mục tiêu và KPI của chiến dịch, thì sẽ rất đơn giản để xác định campaign có đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra hay không.

Ví dụ như khi ta đặt mục tiêu cho chiến dịch 11.11 là đạt được 10 tỷ doanh thu với ROAS là 4. Nhưng trên thực tế, ta đạt được 10 tỷ doanh thu với ROAS là 3. Như vậy có thể thấy chúng ta đã đạt được mục tiêu quy mô về doanh số nhưng lại không đạt được mục tiêu hiệu quả về mặt chi phí khi mà ROAS chỉ đạt đc 3 so với mục tiêu là 4. Lúc này, câu hỏi khó hơn mà chúng ta sẽ cần trả lời sẽ là: Lý do tại sao chúng ta không đạt được mục tiêu về ROAS? Kinh nghiệm và bài học rút ra cho chiến dịch tiếp theo sẽ là gì?

Chúng ta sẽ có hai cách phân tích cơ bản như sau: Phân tích theo chiều chỉ số (metric) và phân tích theo chiều lớp cắt (dimension). 

  • Phân tích theo chiều chỉ số metrics

Để phân tích theo chiều này, việc đầu tiên cần làm là chúng ta cần hiểu rõ chỉ số chính được cấu thành bởi các chỉ số nào, từ đó đi sâu vào vấn đề của từng chỉ số. Lấy ví dụ bên trên ta sẽ có công thức như sau:

ROAS = Revenue/ Advertising spend 

= (Order x AOV) / (CPM * Impression/1000) 

= Click x CR x AOV/ (CPM * Impression/1000)

= CTR x CR x AOV x 1000 / CPM

 

So sánh các chỉ số này so với mục tiêu ban đầu đặt ra, chúng ta sẽ thấy ROAS không đạt như target chủ yếu là vì CPM tăng quá cao và AOV giảm quá nhiều. Từ đây, chúng ta có thể đưa ra một vài giải thuyết cũng như các giải pháp cho chiến dịch sắp tới như sau (lưu ý đây chỉ là ví dụ nên chỉ đưa ra các giả thuyết cơ bản nhất, các bạn hoàn toàn có thể đưa ra nhiều lập luận và giải thuyết hơn):

  • CPM tăng cao có thể do vấn đề cạnh tranh giữa các đối thủ tăng mạnh mẽ trong thời điểm diễn ra chiến dịch 11/11, bởi vì hầu như tất cả các thương hiệu đều sẽ đầu tư chi tiền nhiều hơn trong giai đoạn này. Hoặc, CPM tăng cao có thể do tỷ lệ cân đối giữa chi phí quảng cáo quá cao so với quy mô tập khách hàng nhắm tới thì quá nhỏ, v.v… Nhìn chung, chúng ta nên kiểm tra lại về nhóm đối tượng, từ đó cân nhắc việc mở rộng đối tượng mục tiêu hoặc chọn thời điểm chạy chiến dịch khác để hạn chế sức cạnh tranh của thị trường.
  • AOV giảm có thể đến từ việc chúng ta chọn các sản phẩm để đẩy quảng cáo có giá trị thấp hơn so với các chiến dịch trước, v.v… Lúc này chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn lại các sản phẩm có giá trị cao hơn để đẩy, hoặc đưa ra các khuyến mãi theo dạng bundle (kết hợp bán nhiều sản phẩm cùng lúc) hay khuyến mãi cho đơn hàng có giá trị từ 1 mức nhất định trở lên… 
  • Phân tích theo chiều lớp cắt (dimension)

Để phân tích theo chiều này đòi hỏi chúng ta phải thể hiện kết quả ở nhiều lớp cắt khác nhau để tìm kiếm insights. Ví dụ như với đề bài bên trên, chúng ta có thể cắt lớp kết quả chiến dịch dưới nhiều góc nhìn từ nhóm khách hàng, nhóm sản phẩm, nhóm creative, kênh quảng cáo,…

 

 

Nhìn vào các bảng biểu trên, có thể thấy có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm khách hàng và kênh quảng cáo cụ thể:

  • Nhóm khách hàng đã từng ATC, đã từng mua hàng, đã từng tương tác với fanpage của Brand mang lại ROAS tốt hơn rất nhiều so với nhóm khách hàng mới. Vậy, để cải thiện được ROAS chúng ta có thể cân nhắc phân bổ thêm ngân sách cho các tập khách hàng này mang lại hiệu quả cao. 
  • Kênh quảng cáo: Cần tận dụng nhiều hơn các kênh về onsite search trên các nền tảng E-commerce như Shopee, Tiki, Lazada,… để cải thiện về chỉ số ROAS.

Ở trên là một vài các ví dụ rất là cơ bản về việc tận dụng dữ liệu trong phân tích vấn đề, một lần nữa mình muốn nhấn mạnh là các bạn hoàn toàn có thể đi sâu hơn bằng việc kết hợp nhiều lớp cắt cùng với nhau, đi sâu vào từng chỉ số, hay kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh để đưa ra được các giả thuyết của mình, đồng thời kiểm định các giả thuyết đó.

5. Trực quan hóa và diễn giải kết quả data analytics:

  • Trực quan hóa kết quả data analytics:

Để tìm kiếm được vấn đề hay giải pháp cho vấn đề nào cũng sẽ cần rất nhiều sự phân tích và dữ liệu, để có thể đưa ra các giả thuyết và kiểm chứng các giả thuyết của mình. Nhưng ngược lại, ko phải dữ liệu nào và bản phân tích nào cũng sẽ thể hiện được kết quả/ ý nghĩa với vấn đề mà chúng ta cần giải quyết. 

Chính vì vậy chúng ta cần phải trực quan hóa và diễn giải kết quả phân tích, để có thể giúp người đọc, người nghe (đồng nghiệp, sếp, khách hàng, nhân viên…) dễ dàng nhìn ra được thông tin, xu hướng, insight cần thiết, đồng thời nắm bắt được thông tin mà chúng ta muốn truyền tải.

Hình ảnh Dashboard dưới đây chính là một ví dụ cụ thể cho việc trực quan hóa dữ liệu:

Data Analytics Visualization

  • Diễn giải kết quả data analytics: 

Đây là bước cuối cùng và cũng sẽ được xem như là bước đơn giản nhất trong quy trình data analytics, nếu như chúng ta thực hiện tốt bước 4 “Phân Tích Dữ Liệu”. Việc của chúng ta lúc này sẽ là đưa ra các yếu tố phân tích có ý nghĩa (đưa ra được lập luận đã được kiểm định hay cần được cân nhắc) với sự backup bởi dữ liệu cụ thể. Từ đó, ta có thể rút ra được vấn đề đang tồn tại và đề xuất được những phương hướng hành động hoặc bài học kinh nghiệm cho các chiến dịch tiếp theo. Thậm chí, chúng ta cũng hoàn toàn có thể ước tính được kết quả tương ứng với từng sự thay đổi/ hành động mà chúng ta dự định triển khai.

Lời kết chuyên mục Data Analytics dành cho Performance Marketing.

Sự phát triển nhanh chóng của internet và các thiết bị điện tử chính là cánh cổng thần kì giúp chúng ta tiếp cận với thế giới thông tin – dữ liệu quý giá cho mỗi doanh nghiệp. Giữa muôn trùng các loại dữ liệu và thông tin, hãy trau dồi hơn nữa các kỹ năng đánh giá, chọn lọc, phân tích và sử dụng dữ liệu để có thể nắm bắt và tăng trưởng tốt trong thời đại này.

Những marketers/ doanh nghiệp biết cách tận dụng tốt những kỹ năng này có thể đóng góp rất nhiều vào quá trình thúc đẩy hiệu suất hoạt động, đưa ra những quyết định chính xác và giảm thiểu các rủi ro phát sinh, không chỉ trong các hoạt động marketing mà còn trong tất cả các hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ góp phần giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phân tích dữ liệu (data analytics), và cách áp dụng nó vào công việc thật hiệu quả.

(*) Bài viết được viết bởi Hạnh Lê và Duy Phạm, dựa trên kinh nghiệm 10 năm thực chiến trong lĩnh vực Performance Marketing của bản thân.

Xem thêm

Tối ưu quảng cáo: Quảng cáo Facebook – Cần ưu tiên những gì? (Phần 2)

Facebook là một kênh đã quá quen thuộc có thể mang lại hiệu quả cao đối với rất nhiều chuyên gia quảng cáo. Tuy nhiên, để tối ưu quảng cáo Facebook, các nhà vận hành cần cân nhắc đến một số yếu tố quan trọng cần ưu tiên. Trong bài viết này, PMAX sẽ giới…

Xem thêm
Tối ưu quảng cáo và 3 quy tắc cần tuân thủ (Phần 1)

Sau khi đi qua các khía cạnh của Smart Campaign, cụm từ “tối ưu quảng cáo” đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần xuyên suốt chuỗi bài viết này. Tuy nhiên, cụm từ này nên được hiểu như thế nào và cần tuân thủ những quy tắc gì để quảng cáo được tối…

Xem thêm
[WEBINAR] GROWTH SERIES – INSIDE FMCG, Chủ đề “Tăng trưởng doanh số TMĐT 2023”

Trước xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế năm 2023, các doanh nghiệp FMCG đón nhận đa dạng cơ hội tăng trưởng trên TMĐT, đồng thời đối mặt với nhiều trở ngại để có thể tối ưu chi phí vận hành và tăng trưởng một cách hiệu quả.   Contents1…

Xem thêm
Smart Campaign #3: Google Performance Max

Bên cạnh Meta Advantage+ Shopping, Google Performance Max cũng là một trong những Smart Campaign hiện đã và đang dần trở nên quen thuộc đối với hầu hết các doanh nghiệp và cộng đồng các chuyên gia vận hành quảng cáo. Sẽ rất dễ dàng tìm thấy định nghĩa, điểm mạnh và cách tối ưu…

Xem thêm
Smart Campaign #2: Meta Advantage+ Shopping

Tiếp nối series các bài viết chuyên sâu về Smart Campaign, chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về nền tảng và cách vận hành của Meta Advantage+ Shopping – một trong những chiến dịch Smart Campaign phổ biến trên nền tảng Meta. Contents1 Meta Advantage+ Shopping là gì?2 Tính khả thi…

Xem thêm
Smart Campaign #1: Thay đổi hoàn toàn cách thức tối ưu quảng cáo

Trong thời kỳ công nghệ số đang ngày càng phát triển, việc sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến để tiếp cận khách hàng và kích thích sự tăng trưởng nhanh chóng luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thay vì dấn thân vào cuộc…

Xem thêm
Tận dụng tiềm năng của ChatGPT để hỗ trợ thay vì lo sợ bị “thay thế”

Những ngày vừa qua, cơn sốt ChatGPT trên toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại với hơn 100 triệu lượt sử dụng chỉ trong vòng 2 tháng do sở hữu nhiều điểm vượt trội so với một ứng dụng chatbot thông thường. Trong đó, ChatGPT có khả năng cung cấp nhiều tính năng…

Xem thêm
Performance Marketing #13: Branding For Performance (P2) – Digital Brand Health Check

Sau khi tìm hiểu về nguyên do tại sao cần phải làm Brand awareness trên thị trường để có thể thực hiện Branding for Performance một cách hiệu quả, trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Digital Brand Health Check – một bộ công cụ được PMAX tổng hợp…

Xem thêm
Performance Marketing #11: Hệ thống hoá kiến thức về Marketing – từ chiến lược đến thực thi

Sau chuỗi bài viết rất sâu về các thành phần vô cùng quan trọng để cấu thành các chiến dịch performance marketing hiệu quả, mình quyết định leo ngược lên tầng trên, để cho mọi người cái nhìn tổng quan đi từ chiến lược marketing đi xuống các hoạt động marketing như thế nào với…

Xem thêm
Performance Marketing #12: Branding for Performance – Phần 1

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang dần cắt giảm ngân sách quảng cáo. Bên cạnh đó, việc khó khăn hơn trong việc thu thập dữ liệu người dùng, với Apple tiên phong, doanh nghiệp sẽ dần cảm thấy quảng cáo dần không đạt được hiệu quả như…

Xem thêm
Marketing Audit – Strategy Innovation for 2023

Marketing Audit – Tại sao phải thực hiện và tầm quan trọng của việc này đối với chiến lược phát triển doanh nghiệp là gì? Cuối năm là thời điểm vàng để phân tích và đưa ra đánh giá tổng quan các hoạt động Marketing trong năm cũ nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh…

Xem thêm
Cross-Selling with Real-time Data: Chiến dịch đột phá giúp FE CREDIT và PMAX “giật” cúp Vàng tại MMA SMARTIES 2022

Contents1 Cross-Selling with Real-time Data: Chiến dịch đột phá giúp FE CREDIT và PMAX “giật” cúp Vàng tại MMA SMARTIES 20222 Chiến thắng đầy vẻ vang tại lễ trao giải danh giá MMA SMARTIES 20223 Khéo léo giải quyết được bài toán khó cho nhãn hàng FE CREDIT3.1 Bối cảnh thị trường3.2 Mục tiêu chiến…

Xem thêm
PMAX thắng giải Vàng SMARTIES VIETNAM 2022: Khi Cross-sell lấy dữ liệu làm bệ phóng

Giải pháp Cross-Selling With Real Time Data của PMAX đã giành được đồng thời giải Vàng và giải Bạc ở MMA SMARTIES 2022. Với giải thưởng này, PMAX một lần nữa khẳng định được tiếng nói trong lĩnh vực Performance Marketing. Vượt qua các đối thủ nặng ký, PMAX Vietnam – với chiến dịch Cross-selling With…

Xem thêm
Ecommerce Marketing Playbook – Lời giải bài toán tăng trưởng trên sàn TMĐT

  Do đội ngũ chuyên gia PMAX với hơn 10 năm kinh nghiệm biên soạn, ECOMMERCE PLAYBOOK 2022 sẽ đi sâu vào chủ đề giải pháp tăng trưởng doanh số trực tuyến dành cho doanh nghiệp trên sàn TMĐT. Với mong muốn chia sẻ các thông tin, kiến thức mới nhất và phù hợp với…

Xem thêm
[Recap sự kiện] HOLIDAY SEASON PLAYBOOK | Tái lập kế hoạch Marketing – Giải pháp thắng nhanh mùa Lễ hội

Đối với ngành bán lẻ mà nói, mùa Lễ hội có thể được xem là thời điểm “kim cương” để tăng tỷ lệ chuyển đổi, lập “cú đúp” về doanh thu cũng như tạo bàn đạp để thương hiệu nổi bật trong mắt khách hàng và phát triển bền vững. Thế nhưng, mùa Lễ hội…

Xem thêm
Knowledge Hub #1. Doanh nghiệp thực hiện Performance Marketing và tối ưu hiệu suất thế nào?

Contents1 1. Thế nào là Performance Marketing? Những cách hiểu sai về thuật ngữ này.1.1 Hiểu nhầm 1: Performance Marketing là cần phải ra đơn hàng, tăng doanh thu1.2 Hiểu nhầm 2: Performance Marketing chỉ là chạy media, quảng cáo1.3 Hiểu nhầm 3: Performance Marketing chỉ áp dụng cho chiến dịch có ngân sách lớn1.3.1…

Xem thêm
Tăng trưởng thần tốc trên TMĐT mùa Mega Sales với những bí quyết từ chuyên gia

Contents1 Tổng quan thị trường TMĐT ở Việt nam từ 2021 đến 20252 3 giai đoạn then chốt trong chiến lược tăng trưởng kênh TMĐT3 Giải pháp bứt phá doanh thu mùa Mega sale4 Kết bài Tổng quan thị trường TMĐT ở Việt nam từ 2021 đến 2025 Thị trường TMĐT ở Việt Nam được…

Xem thêm
Phân bổ ngân sách giữa Branding và Conversion Marketing (Tiếp thị chuyển đổi)

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đang quá chú trọng vào conversion marketing – giai đoạn chuyển đổi mà thiếu sự đầu tư vào branding – giai đoạn nâng cao nhận thức khách hàng về sự khác biệt của doanh nghiệp với đối thủ và xây dựng khách hàng trung thành. Để giải “bài…

Xem thêm
Performance Marketing #10: Marketing automation – Ứng dụng vào full funnel như thế nào?

Tiếp nối chuỗi bài viết về Performance Marketing, phần này chúng ta sẽ cùng đi về một khía cạnh khác đang dần phát triển rất mạnh với sự tăng trưởng không ngừng của các loại dữ liệu và công nghệ – đặc biệt là ở mảng Digital Marketing, chủ đề hôm nay chúng ta sẽ…

Xem thêm
[Webinar] X10 MEGA SALES PERFORMANCE

Với doanh nghiệp Thương Mại Điện Tử (TMĐT), chắc hẳn, mùa Mega Sales cuối năm là một cơ hội tuyệt vời để gia tăng doanh số một cách nhanh chóng và thời điểm vàng “chạy nước rút” nhằm bắt kịp KPIs đã đề ra. Tuy nhiên, với hàng loạt các chiến dịch được khởi chạy…

Xem thêm
PMAX x Shopee: Ký kết hợp tác chiến lược nhằm mang đến giải pháp tăng trưởng doanh thu vượt trội cho doanh nghiệp

Đầu tháng 7 năm 2022 thị trường Thương mại điện tử (TMĐT) chứng kiến cú bắt tay chiến lược giữa PMAX và Shopee, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu vượt bậc và mang đến giải pháp phát triển bền vững, toàn diện cho doanh nghiệp hoạt động trên sàn TMĐT.   Contents1 Sứ…

Xem thêm
User-Generated Content (UGC): Định nghĩa, chiến lược và những sai lầm thường gặp!

User-Generated Content (UGC) là gì? “Content is king" là cụm từ thường được nhắc đến để tôn vinh tầm quan trọng của nội dung trong tiếp thị, quảng cáo, và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, với việc nội dung đang được tạo ra với tốc độ chóng mặt, chất lượng nội dung đang là…

Xem thêm
Tất tần tật về 4 loại hình quảng cáo trên TikTok.

Quảng cáo TikTok là một trong những lựa chọn phổ biến giúp các doanh nghiệp tiếp cận tập khách hàng trẻ một cách sáng tạo và vui nhộn. Từ các bài đăng quảng cáo cho đến các chiến dịch hợp tác với người có sức ảnh hưởng, TikTok cho phép các thương hiệu tự do…

Xem thêm
Marketing cá nhân hóa – Xu hướng và chiến lược cho năm 2022.

Marketing cá nhân hóa là phương pháp thực hiện chiến lược và lên nội dung tiếp thị dựa trên thông tin thu thập được từ hành vi và đặc điểm của khách hàng. Thông qua marketing cá nhân hóa, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm của khách hàng và gia tăng tỷ lệ…

Xem thêm
Tik Tok Shop: Hướng dẫn bán hàng trên Tik Tok từ A-Z.

Tik Tok Shop chính là cơ hội cho các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực tăng trưởng doanh số một cách nhanh chóng. Chắc hẳn ai cũng biết Tik Tok chính là một trong những mạng xã hội phát triển nhất hiện nay tại Việt Nam. Với nội dung cuốn hút và lượng người dùng dồi…

Xem thêm
SEM (Search Engine Marketing) là gì? Chiến lược hiệu quả nhất.

SEM hay search engine marketing (tạm dịch là tiếp thị qua công cụ tìm kiếm) là một trong những cách hiệu quả nhất để quảng cáo sản phẩm của bạn trên không gian số. Những người dùng công cụ tìm kiếm thường đã có sẵn nhu cầu và thứ họ cần là một giải pháp…

Xem thêm
Tất tần tật về Social Media Marketing

Social media marketing, hay tiếp thị mạng xã hội là hình thức tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng cáo sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu của mình.   Việc canh tranh cho sự chú ý của người dùng ngày càng khốc liệt đã khiến nhiều thương hiệu gặp khó…

Xem thêm
Social commerce: Chiến lược thương mại điện tử thông qua social media.

Social commerce là sự kết hợp của social media và ecommerce. Social commerce giúp cho người dùng có thể mua sản phẩm một cách thuận tiện hơn. Đồng thời mở ra cơ hội tăng trưởng doanh số vượt bậc cho các doanh nghiệp.   Trong 20 năm qua, mạng xã hội đã không ngừng phát…

Xem thêm
Chinh phục Performance Marketing sau 8 buổi học: Bí quyết nâng tầm giá trị cho doanh nghiệp! 

Thành thạo Performance Marketing chỉ trong vòng 8 buổi học? Khóa học Digital Performance Management cùng chuyên gia thực chiến Agency chính thức khai giảng hôm nay!

Xem thêm
Khi Sáng Tạo Có Thể Quyết Định Hiệu Suất

Hãy cùng làm quen với khái niệm Performance Creative - bí quyết giúp mọi chiến dịch quảng cáo sáng tạo trở nên hiệu quả hơn, tối ưu hơn, nhưng không quá phụ thuộc vào yếu tố cảm quan như cách mà chúng ta vẫn làm từ trước đến nay.

Xem thêm
Ebook Bí Quyết Tạo Dựng Marketing Plan 2022 Cho Doanh Nghiệp

Bản Ebook được đúc kết từ kinh nghiệm của rất nhiều chuyên gia Digital Marketing, bao hàm tất cả những yếu tố mà mỗi doanh nghiệp nên lưu ý khi tạo dựng và triển khai chiến lược quảng cáo.

Xem thêm
PMAX Xuất Sắc Chiến Thắng Giải Thưởng Vietnam Agency Holiday Activation Award 2021 Của Google

PMAX vinh hạnh được Google trao danh hiệu “Agency Xuất Sắc Trong Việc Áp Dụng Các Giải Pháp Quảng Cáo Cho Google Lĩnh Vực Thương Mại Điện Tử Năm 2021”.

Xem thêm
PMAX Là Đối Tác Cao Cấp Của Google Tại Việt Nam: Google Premier Partner 2022

Giữ vững cương vị agency tiên phong trong lĩnh vực Total Performance Marketing tại Việt Nam, đầu năm 2022 này, PMAX tiếp tục vinh dự nhận danh hiệu Đối Tác Cao Cấp “Premier Partner” từ nền tảng Google.

Xem thêm
6 Xu Hướng Marketing Mà Doanh Nghiệp Không Nên Bỏ Qua Vào Năm 2022

Theo nhận định từ các chiến lược gia Digital Marketing kỳ cựu tại PMAX, 6 xu hướng được liệt kê trong bài viết dưới đây chắc chắn sẽ “làm mưa làm gió” trong năm 2022, bất cứ một doanh nghiệp online nào cũng không nên bỏ qua. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm
[Insider x PMAX] Growth Webinar: Playbook Kế Hoạch Marketing 2022

Các chuyên gia đầu ngành đến từ TikTok, ACCESSTRADE, PMAX, Insider sẽ cùng nhau mang đến những Chiến lược Marketing vững chắc và thành công cho doanh nghiệp.

Xem thêm
10 Cách Tăng Tương Tác Fanpage Hiệu Quả Nhất

Làm thế nào để tránh bị “bóp" tương tác mà không cần tốn quá nhiều chi phí? Hãy cùng PMAX tìm hiểu nguyên nhân và 10 cách khắc phục trong bài viết này.

Xem thêm
FE CREDIT X PMAX: Đo Lường & Tối Ưu Sáng Tạo – Bí Quyết Để X2 Hiệu Suất Chiến Dịch Marketing!

Chiến dịch Mobile Marketing của FE Credit đã tăng 230% lưu lượng và 184% giá trị giao dịch thông qua ứng dụng điện thoại khi sử dụng giải pháp Creative For Performance (CFP) của PMAX.

Xem thêm
Performance Marketing #8: Full Funnel Marketing – Nói Thì Dễ, Làm Thì Khó

Tại sao cần làm Full Funnel Marketing? Đâu là yếu tố cần thiết và quan trọng khi triển khai các chiến dịch marketing theo phễu khách hàng?

Xem thêm
PMAX “XƯỚNG TÊN” GIẢI VÀNG MMA SMARTIES™ 2021: KHI SÁNG TẠO CŨNG CÓ THỂ TỐI ƯU BẰNG DỮ LIỆU!

PMAX Vietnam cùng chiến dịch Creative For Performance - hợp tác với nhãn hàng FE Credit - đã xuất sắc ghi tên mình trên “Bảng Vàng” cho hạng mục Best Data Driven Display Creative. Đồng thời, chiến dịch cũng nhận giải Đồng cho hạng mục Mobile App & mCommerce Solutions tại MMA SMARTIES™ Awards 2021.

Xem thêm
PMAX Academy – Khóa Học Digital Performance Management

Học với PMAX Academy, bạn không chỉ có kiến thức nền tảng mà còn được chia sẻ kinh nghiệm thực chiến từ chính chuyên gia agency - những người trực tiếp hoạch định và thực hiện thành công nhiều dự án marketing

Xem thêm
4 Bước Xây Dựng Chân Dung Khách Hàng Cho Doanh Nghiệp (Kèm Template Mẫu!)

Cách nghiên cứu và xây dựng chân dung khách hàng nhanh chóng, hiệu quả cho doanh nghiệp 2021.

Xem thêm
3 BÍ KÍP HÓA GIẢI “CUỘC CHIẾN” SALES VS MARKETING GIÚP TĂNG TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI

Thu hút khách hàng tiềm năng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng tỷ lệ chuyển đổi mới là vấn đề cần được quan tâm hơn, vì nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu và ROI. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu cho vấn…

Xem thêm
WEBINAR: GIẢI PHÁP BỨT PHÁ TĂNG TRƯỞNG THỜI KỲ BÌNH THƯỜNG MỚI

“Tối ưu hóa phễu chuyển đổi marketing” là điều kiện tiên quyết để tối đa hóa lợi nhuận, tăng trưởng cho doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn "bình thường mới". Vậy thế nào là phễu chuyển đổi đạt “chuẩn”? Làm cách nào để tối ưu hóa “Phễu Chuyển Đổi Marketing”?

Xem thêm
PERFORMANCE MARKETING #7: ỨNG DỤNG TRONG VIỆC TĂNG TRƯỞNG NGƯỜI DÙNG VÀ DOANH THU TRÊN APP

App Marketing - một trong những nền tảng đang được các doanh nghiệp từ Thương mại điện tử đến tài chính, giáo dục rất quan tâm. Vậy Mobile App sẽ đem lại những nguồn lợi nào cho doanh nghiệp?

Xem thêm
WEBINAR: SỐ HÓA ĐỂ BỨT PHÁ TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Đại dịch Covid-19 mang đến thử thách kép cho các doanh nghiệp: hành vi khách hàng thay đổi buộc tất cả doanh nghiệp cần phải đổi thay để thích nghi, từ đó gia tăng hơn nữa mức độ cạnh tranh trong ngành. Đâu là giải pháp để thu hút và gia tăng giá trị vòng…

Xem thêm
PERFORMANCE MARKETING #6: ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH

Làm sao để sử dụng ngân sách khổng lồ cho việc phát triển nền tảng số, xây dựng thương hiệu để tìm kiếm khách hàng mới trên nền tảng online một cách hiệu quả nhất?

Xem thêm
WEBINAR “BÙNG NỔ DOANH SỐ VỚI CHUỖI SỰ KIỆN MUA SẮM LỚN NHẤT NĂM”

Dịp cuối năm luôn được xem là "thời điểm vàng" để các doanh nghiệp tạo ra những bước đột phá về doanh số và đơn hàng. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội để thu được những thành quả "khủng" trong chuỗi mega campaigns sắp tới?

Xem thêm
CẬP NHẬT HỆ ĐIỀU HÀNH IOS 14 ẢNH HƯỞNG ĐẾN FACEBOOK ADS NHƯ THẾ NÀO?

Vừa qua, IOS 14 đã có big update ảnh hưởng tới cách vận hành của quảng cáo trên hệ điều hành này trong năm nay.

Xem thêm
CEO PMAX – “Để hướng đến hiệu quả (Performance), cần tư duy Marketing tổng thể (Total Marketing)”

Trong số New Direction #10, Brands Vietnam đã có buổi trò chuyện cùng ông Lê Xuân Long, Tổng Giám đốc PMAX, về câu chuyện đằng sau quyết định thay đổi định vị từ Performance Marketing Agency thành Total Performance Marketing Agency của công ty.

Xem thêm
CEO PMAX “Performance Marketing giờ đây không chỉ là về đo lường, kỹ thuật!”

Anh Long Lê - CEO PMAX chia sẻ về Total Performance Marketing và câu chuyện mở rộng giải pháp mà công ty đang theo đuổi nhằm tái định vị PMAX trong giai đoạn mới.

Xem thêm
Performance Marketing #5: Creative for Performance

“Content is King” – câu nói nổi tiếng của Bill Gates đã quá quen thuộc trong cộng đồng Marketers và các chuyên gia quảng cáo. Thực sự, không thể phủ nhận tầm quan trọng của nội dung, hình ảnh trong việc tạo nên một chiến dịch quảng cáo thành công, bao gồm mục tiêu nhận…

Xem thêm
Performance Marketing #4: Facebook CPAS hỗ trợ tăng trưởng TMĐT

CPAS - giải pháp xuất sắc đến từ Facebook giúp liên kết nền tảng quảng cáo và sàn thương mại điện tử.

Xem thêm
Performance Marketing #3: Ứng dụng trong Thương mại điện tử

Khi các nhãn hàng và nhà phân phối muốn đẩy mạnh doanh số trên các sàn – Ecommerce platforms như Shopee, Lazada, Tiki, v.v.

Xem thêm
Performance Marketing #2: Bắt đầu từ đâu? Tối ưu những gì?

Làm thế nào để tối ưu các chỉ số KPI? Hay nói cách khác, làm thế nào để các chiến dịch quảng cáo ra được kết quả tốt hơn?

Xem thêm
Performance Marketing #1: Performance Marketing là gì? Bắt đầu như thế nào?

Performance Marketing có phải liều thuốc thần kỳ giúp doanh nghiệp sau 1 đêm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình không?

Xem thêm
THÔNG CÁO BÁO CHÍ – 04/2021

Từ ngày 7/4/2021, Công ty Cổ phần PMAX công bố thay đổi định vị thương hiệu, trở thành đơn vị cung cấp giải pháp Total Performance Marketing (Performance Marketing toàn diện).

Xem thêm